Những người có nguy cơ mắc ung thư máu cao
- 10 năm nghị lực chống chọi với căn bệnh ung thư máu của cô gái trẻ
- Bả, sơn tường có thể gây ung thư máu ở trẻ
- Bệnh nhi 7 tuổi điều trị ung thư máu nhờ được ghép tủy
- Bệnh ung thư máu có trị hết được không?
- Béo phì làm tăng nguy cơ gây ra ung thư máu
Bệnh “máu trắng” còn được gọi là bệnh bạch cầu có nguồn gốc từ tế bào bạch cầu trong máu. Ung thư máu bao gồm 3 dạng chính: bệnh bạch cầu, lymphoma và đau tủy. Tùy thuộc vào nguồn gốc của bệnh, người ta có thể chia ra làm 2 loại là bệnh bạch cầu cấp dòng tủy và bệnh bạch cầu cấp dòng lympho. Ngoài ra, dựa theo tốc độ phát triển của căn bệnh này, bệnh có thể được chia thành 2 loại là cấp tính và mãn tính. Chính vì vậy bệnh bạch cầu bao gồm 4 loại chính: bạch cầu cấp dòng tủy, bạch cầu mạn dòng tủy và bạch cầu mạn dòng lympho, bạch cầu cấp dòng lympho.
Người nào có nguy cơ mắc ung thư máu? Bệnh ung thư máu có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ cho tới người trung niên. Ở trẻ em, căn bệnh thường gặp nhất chính là bạch cầu cấp dòng lympho, ở người lớn có độ tuổi từ 40 – 60 tuổi thường gặp bạch cầu cấp dòng tủy/ bạch cầu mạn dòng tủy và bạch cầu mạn dòng lympho thường gặp ở người trên 60 tuổi.
Nguyên nhân chính xác của căn bệnh ung thư máu vẫn còn chưa được tìm ra, nhưng các nhà khoa học đã khẳng định rằng một số yếu tố nguy cơ như: tiếp xúc với hóa chất, tia xạ, mắc các hội chứng di truyền như Down, nhiễm trùng virút EBV,… có thể gây ra bệnh ung thư máu.
Ở giai đoạn đầu, bệnh ung thư máu thường không có các biểu hiện rõ ràng nên bệnh nhân rất khó nhận biết. Các triệu chứng dần về sau sẽ xuất hiện và rõ ràng hơn khi bệnh tiến triển nặng, bao gồm: cảm giác mệt mỏi kéo dài; có thể tự bầm, tự nổi chấm xuất huyết trên da, khi có va chạm thì vết thương chảy máu khó cầm hơn bình thường, phụ nữ thì hay rong kinh, rong huyết kéo dài; thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng. Các triệu chứng này không chỉ có ở bệnh ung thư máu, mà cũng có thể có nguồn gốc từ các bệnh lý không phải ung thư. Do vậy, khi phát hiện, chúng ta cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra.
Để chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh ung thư máu chính xác nhất, bệnh nhân nên tiến hành các xét nghiệm như: xét nghiệm máu và thủ thuật chọc hút tủy xương.
Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp điều trị ung thư máu, tuy nhiên còn tùy thuộc vào loại ung thư máu cũng như tuổi tác của người bệnh, các biến chứng và các tình trạng bệnh lý đi kèm của bệnh nhân mà có thể áp dụng các phương pháp điều trị nào. Điều trị bằng hóa trị – sử dụng thuốc để diệt tế bào ung thư; xạ trị – sử dụng tia xạ để diệt tế bào ung thư.
Ung thư máu là một căn bệnh ác tính, mức độ nguy hiểm cao và để lại nhiều biến chứng nặng nề. Do đó, chúng ta cần phải phát hiện sớm bệnh ở giai đoạn đầu để có phương án điều trị thích hợp và hiệu quả.
Nguồn báo:
http://suckhoedoisong.vn/ai-de-mac-ung-thu-mau-n97744.html
Bài viết tương tự
Kiến thức chung về căn bệnh cường giáp Quả óc chó (Cây hồ đào) – Vì sao được mệnh danh là vua của các loại hạt Rễ cau Bệnh basedow có ảnh hưởng đến sinh sản không? Cây dứa dại vị thuốc tốt cho người bệnh sỏi thận Giá nấm lim xanh rừng Tiên Phước? Giá trị và giá bán nấm lim xanh Tiên Phước chính hãng Công ty Nông lâm sản Tiên PhướcBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Ung thư máu với triệu chứng và thực phẩm điều trị máu trắng ở trẻ nhỏ
Ung thư máu với nguyên nhân, dấu hiệu và phòng ngừa máu trắng ở trẻ. Điều trị ung thư máu bằng Đông y. Thực phẩm người bị K máu nên kiêng. Nước uống đẩy lùi bệnh bạch cầu. Lưu ý chế độ ăn uống cho người bị K máu. Chẩn đoán giai đoạn bệnh máu…
- Ung thư máu và những kiến thức cần biết
- Nhận biết dấu hiệu ung thư máu như thế nào?
- Chớ coi thường dấu hiệu chảy máu chân răng của ung thư máu
- Cảm động trước hành động của nam sinh có em bị ung thư máu
- Tăng nguy cơ tắc mạch máu từ thuốc điều trị ung thư máu
- Người bị ung thư máu có thêm hy vọng điều trị bệnh