Tiến hành xạ trị ung thư trực tràng cần lưu ý gì

Tiến hành xạ trị ung thư trực tràng cần lưu ý gì

Người bệnh khi thực hiện xạ trị ung thư trực tràng cần chuẩn bị trước kiến thức về phương pháp xạ trị vì việc này sẽ giúp bác sĩ tiến hành mổ dễ dàng hơn.

Phó giáo sư, bác sĩ Cung Thị Tuyết Anh cho biết, xạ trị ung thư trực tràng là phương pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng các chùm tia năng lượng mạnh (ví dụ tia X), chiếu vào khu vực ung thư để giết các tế bào ung thư. Người ta thường két hợp hóa trị và xạ trị để giúp cho xạ trị có hiệu quả hơn. Xạ trị chỉ dùng trong một số rất ít ung thư đại tràng. Xạ trị và nhất là hóa – xạ trị đồng thời là một phần trong điều trị ung thư trực tràng. Đối với ung thư trực tràng, hóa – xạ trị có thể được dùng trước hoặc sau mổ, nhằm làm giảm khả năng bướu tái phát tại chỗ.

Xạ trị ung thư trực tràng

Xạ trị ung thư trực tràng sẽ giúp tiêu diệt tế bào ung thư.

Hiện nay, trước khi mổ, các bác sĩ sẽ tiến hành hóa – xạ trị vì đây sẽ giúp ca mổ dể dàng hơn, đặc biệt với khối u có kích thước lớn. Một số ít trường hợp bướu nằm thấp gần hậu môn, nếu mổ ngay, nhiều khả năng phải cắt bỏ hậu môn, và bệnh nhân sẽ phải mang hậu môn nhân tạo vĩnh viễn. Nếu hóa – xạ trị đồng thời trước mổ, bướu có thể thu nhỏ kích thước đáng kể, có thể chỉ cắt đoạn ruột mang bướu và nối ruột lại. Như vậy bệnh nhân tránh không phải mở hậu môn ra da. Theo phó giáo sư Tuyết Anh, khoảng 20% số bệnh nhân dự kiến phải cắt bỏ trực tràng và hậu môn có thể bảo tồn được hậu môn sau hóa – xạ trị trước mổ. Trường hợp ung thư trực tràng lan rộng tại chỗ, không còn phẫu thuật được, xạ trị chỉ còn mang tính chất điều trị giảm nhẹ.

Quá trình hóa – xạ trị

Xạ trị thường kéo dài 5 tuần, mỗi tuần 5 ngày (thứ hai đến thứ sáu).

– Nếu là hóa trị loại truyền tĩnh mạch, được sử dụng trong 4 ngày đầu và 4 ngày cuối của cuộc xạ trị.

– Nếu là hóa chất loại thuốc viên, bệnh nhân uống trong những ngày có xạ trị.

Xạ trị có thể có những tác dụng phụ khong mong muốn

Tác dụng phụ sớm: người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, viêm rát da hậu môn, viêm da vùng xạ (ngứa, đỏ da, sạm da), có thể gặp ở bệnh nhân thừa cân, rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, ăn không ngon, đau quặn bụng, tiêu chảy, mắc đi cầu liên tục), rối loạn đi tiểu (tiểu gắt, tiểu lắt nhắt). Các tác dụng phụ sớm thường xảy ra vào những tuần cuối của quá trình xạ trị và giảm nhanh trong 2-6 tuần sau khi kết thúc xạ trị.

Tác dụng phụ muộn: Thường bị vô sinh sau xạ, ảnh hưởng đến “quan hệ vợ chồng”.

Những việc nên làm sau xạ trị ung thư trực tràng

Để giảm mệt mỏi cần nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ.

– Tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng.

– Ăn uống đầy đủ các chất, không kiêng khem.

Tối giảm tổn thương do hóa – xạ trị

Đối với vùng da bị chiếu tia: Tuyệt đối không được bôi nước hoa hay mỹ phẩm (trừ các loại thuốc thoa do bác sĩ chỉ định), không gãi hay chà xát. Không cạo lông, không dán băng keo, không nên mặc các loại quần ngoài và quần lót quá bó chặt. Nên tắm nước ấm và sử dụng xà bông trung tính.

Để giảm đau quặn bụng và tiêu chảy:

– Hạn chế các loại thức ăn có nhiều dầu mỡ và nhiều gia vị (tiêu, ớt…).

Xạ trị ung thư trực tràng

Trong quá trình xạ trị, người bệnh cần ăn uống khoa học, kiêng đồ dầu mỡ.

– Kiêng sữa và các sản phẩm từ sữa như bơ, phô mai, sữa chua.

– Hạn chế ăn rau sống (nên nấu chín).

– Không nên ăn một số thức ăn có thể gây đầy hơi và tăng xì hơi, như tinh bột, bắp, đậu, nước uống có ga. Mỗi ngày nên ăn 5-6 bữa ăn nhỏ thay vì chỉ ăn 3 bữa chính. Không nên ăn quá no.

– Cần đi gặp bác sĩ khi bị tiêu lỏng trên 3 lần mỗi ngày hoặc tiêu phân có nhầy, có máu; khi tiểu gắt buốt, tiểu ra máu.

Triệu chứng sốt: Sốt hiếm xảy ra khi hóa – xạ trị ung thư trực tràng. Nếu sốt sau truyền hóa chất, cần đến gặp bác sĩ để xử trí thích hợp.

Vấn đề sinh đẻ: Khi tiến hành xạ trị, việc sinh đẻ là không nên bởi, hóa xạ trị sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới tính trùng ở nam và trứng ở nữ. Đối với bệnh nhân nam: Xạ trị vào vùng chậu có thể làm người nam xuất tinh mà không có tinh trùng, thường kéo dài 1-2 tháng sau xạ. Nếu bệnh nhân muốn có con sau xạ trị, nên gặp bác sĩ để được tư vấn về việc gửi tinh trùng vào ngân hàng trữ tinh trùng. Đối với bệnh nhân nữ: Không được có thai trong lúc xạ trị vì tia phóng xạ sẽ gây hư thai hoặc quái thai. Nếu bệnh nhân có ý định có con thì cần gặp bác sĩ để được tư vấn. Xạ trị vùng chậu sẽ làm hai buồng trứng ngưng hoạt động (mất kinh, mãn kinh sớm) và làm xơ teo tử cung.

Vấn đề quan hệ vợ chồng: Trong thời gian đang và sau xạ trị bệnh nhân sẽ cảm thấy giảm ham muốn. Bệnh nhân nữ thường gặp khó khăn khi giao hợp do âm đạo bị khô, ngứa hoặc rát. Nên gặp bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc.

PGS.BS Tuyết Anh khuyến cáo, người bệnh nên gặp trực tiếp bác sĩ điều trị để được tư vấn xạ trị ung thư trực tràng. Bỏ qua các hướng dẫn thiếu chính xác và phi khoa học từ người chung quanh không có chuyên môn. Sau đợt hóa – xạ trị trước mổ, bướu có thể thu nhỏ đi rất nhiều. Một số bệnh nhân có tâm lý quá lạc quan và không muốn mổ nữa. Điều này rất nguy hiểm vì bướu chỉ tạm thời đáp ứng. Nếu không phẫu thuật, bướu sẽ tiến triển lại sớm.

Nguồn: http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/cham-soc-sau-xa-tri-nguoi-benh-ung-thu-truc-trang-3250636.html?utm_source=search_vne

Xem thêm:

TỔNG HỢP những THÔNG TIN CƠ BẢN nhất bạn nên biết về bệnh ung thư da Các món ăn mát gan Quả La Hán Nano Fucomin hỗ trị điều trị ung thư có tốt không? Mua ở đâu? Giá bao nhiêu? Bài tập giúp tăng cân Nấm lim xanh Việt Nam hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư âm đạo

5/5 - (95 bình chọn)
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

Bác sĩ Đỗ Thị Nhung

Từ khóa: ,
5/5 - (95 bình chọn)
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!