Tìm hiểu về dấu hiệu và cách điều trị ung thư vòm họng
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh ung thư vòm họng cao. Độ tuổi mắc bệnh trong khoảng 30-40 tuổi và 50-60 tuổi, mặc dù vậy trẻ em vẫn có nguy cơ mắc căn bệnh này. Tỷ lệ nam giới mắc bệnh nhiều gấp 3 lần nữ. Bệnh càng được phát hiện sớm thì cơ hội điều trị bệnh thành công càng cao, có đến 90% bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn 1 và 2 trị bệnh thành công trong 5 năm.
Dấu hiệu nhận biết ung thư vòm họng
Bác sĩ Lâm Đức Hoàng, Trưởng Khoa Xạ 3, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết: “Các biểu hiện như nghẹt mũi, ù tai, nhức đầu, chảy máu mũi thường gặp ở những bệnh lành tính thuộc chuyên khoa Tai Mũi Họng. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu trên không thuyên giảm sau 1 tuần và tái đi tái lại nhiều lần thì cần khám chuyên khoa ung bướu để xác định có bị ung thư vòm họng hay không”.
Theo bác sĩ Hoàng, một dấu hiệu quan trọng cảnh báo bệnh là sự xuất của khối hạch dưới mang tai, góc hàm hay vùng cổ, kích thước một vài cm và không thấy đau. Nếu có dấu hiệu này thì cần đến gặp bác sĩ ngay.
Nên nội soi vòm họng để xác định có khối u hay không, nếu có nghi ngờ sẽ làm sinh thiết chẩn đoán. Ngoài ra, nội soi còn giúp theo dõi sau điều trị ung thư vòm họng, phát hiện sớm nếu khối u tái phát. Trong quá trình khám bệnh cần kết hợp nội soi với khám lâm sàng, chụp cắt lớp CT hoặc MRI để chẩn đoán chính xác giai đoạn của bệnh. Bệnh nhân nên tái khám định kỳ 3 hoặc 6 tháng một lần nếu kết quả nội soi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.
Yếu tố gây ung thư vòm họng
Một số yếu tố nguy cơ được xem là làm tăng khả năng phát triển ung thư vòm họng như nhiễm virus Epstein Barr (EBV) – loại phổ biến của virus herpes; ăn nhiều thit-cá muối chứa chất Nitrosamine; tiếp xúc với khói bụi; ô nhiễm môi trường; vệ sinh mũi họng kém, viêm mũi mạn tính.
Yếu tố di truyền có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng không đang được nghiên cứu để làm rõ. Hiện tượng trong một gia đình hay dòng họ có nhiều người cùng bị ung thư vòm họng ở những thời điểm khác nhau đã được các bác sĩ ghi nhận. Chủng tộc da vàng, đặc biệt là các nước Đông Nam Á, miền Nam Trung Quốc (Đài Loan, Hong Kong) có tỷ lệ bị ung thư vòm họng rất cao.
Theo một số nghiên cứu, gene bị đột biến HLA được cho là có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng, các gene này có thể di truyền lại cho đời sau. Bởi vậy, nhiều khuyến cáo cho rằng trong gia đình có một người bị ung thư vòm họng thì các thành viên khác cần có chế độ tầm soát đặc biệt, đi khám sức khỏe đều đặn hoặc chủng ngừa virus EBV để phòng bệnh.
Phương pháp điều trị ung thư vòm họng
Đối với bệnh ung thư vòm họng, xạ trị ngoài là phương pháp điều trị chính và có hiệu quả nhất. Kỹ thuật xạ trị hiện đại ngày nay giúp bác sĩ có thể chiếu xạ chính xác vào khối u mà ít gây ảnh hưởng đến mô lành xung quanh.
Xạ trị trong là phương pháp dùng nguồn phóng xạ áp sát trực tiếp vào khoang vòm họng. Khi thực hiện phương pháp này có thể giảm đáng kể biến chứng trên các mô lành như tuyến nước bọt mang tai, xương hàm và tủy sống…. Thông thường 2 phương pháp này được sử dụng kết hợp với nhau để điều trị khối u còn sót lại hoặc khối u tái phát.
Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng thành công phương pháp hoá xạ trị đồng thời, trong đó có Việt Nam. Hóa trị giúp tăng nhạy xạ và tăng hiệu quả của xạ trị. Đây cũng là phương pháp được chứng minh có hiệu quả tốt nhất đối với ung thư vòm họng giai đoạn tiến xa.
Những lưu ý khi xạ trị ung thư vòm họng
– Trên vùng hạch di căn không nên áp dụng bất kỳ cách điều trị thiếu khoa học nào như đắp lá, phán, cắt lể. Việc này vô tình khiến tế bào ung thư phát tán và di căn nhanh hơn.
– Trước xạ trị 10-14 ngày, người bệnh cần khám và điều trị răng miệng theo yêu cầu của bác sĩ.
– Trong lúc xạ trị phải tháo răng hay hàm giả ra, ngậm máng flour mỗi ngày 3-5 phút.
– Sử dụng các loại dung dịch theo hướng dẫn của bác sĩ để vệ sinh răng miệng thường xuyên.
– Không ăn thức ăn quá cứng, nhiều gia vị, uống nước quá nóng hoặc nước đá lạnh, uống rượu bia và hút thuốc lá.
– Không tự ý nhổ răng sau ki xạ trị, định kỳ 3-6 tháng khám răng hàm mặt một lần.
Nguồn báo:
http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/ung-thu/ung-thu-vom-hong-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-dieu-tri-3605446.html
Bài viết tương tự
Suy thận mạn Chóng mặt, buồn nôn có thể do dùng vitamin quá liều Viêm lộ tuyến cổ tử cung có mang thai được không? Mặc cảm ngoại hình (hội chứng “sợ xấu”) Xét nghiệm thời gian thromboplastin từng phần Nấm lim xanh đối với các bệnh xương khớpBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Ung thư vòm họng với nguyên nhân dấu hiệu và điều trị K vòm họng
Ung thư vòm họng và nguyên nhân, triệu chứng K vòm họng giai đoạn cuối. Cách phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị K vòm họng nhờ Đông y. Thực phẩm mà người bị K vòm họng nên kiêng. Khám tầm soát ung thư vòm họng ở Hà Nội. Phân biệt K vòm họng, viêm họng.…
- Triệu chứng ung thư vòm họng cần phải cảnh giác
- Những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư vòm họng
- Bệnh ung thư vòm họng và những triệu chứng thường gặp
- 5 phương pháp điều trị ung thư vòm họng phổ biến nhất
- Kẻ giết người thầm lặng mang tên ung thư vòm họng
- Phòng chống ung thư vòm họng với những thực phẩm hàng ngày