Tìm hiểu tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?

Tìm hiểu tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?

Tìm hiểu tầm soát ung thư cổ tử cung là gì nhằm nắm được vai trò của tầm soát ung thư cổ tử cung và phát hiện sớm các khả năng gây bệnh ung thư cũng như phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.

Tìm hiểu về ung thư cổ tử cung 

Ung thư cổ tử cung là ung thư phổ biến thứ 4, nguyên nhân thứ hai gây tử vong cho phụ nữ.

Ở giai đoạn sớm bệnh thường không có triệu chứng. Giai đoạn muộn hơn, người bệnh có thể chảy máu sau giao hợp hay chảy máu tự nhiên, tiết dịch hôi, đau vùng chậu.

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung là Virus HPV ( với 99% trường hợp ung thư cổ tử cung). Con đường lây nhiễm của Virus HPV là qua quan hệ tình dục.

Chỉ cần đang có sinh hoạt tình dục thì  đều có nguy cơ nhiễm HPV .

Phụ nữ từ 21 tuổi trở lên cần thực hiện tầm soát; không cần xét nghiệm HPV ở phụ nữ 21-29 tuổi; phụ nữ tuổi 30-64 nên thực hiện bộ đôi xét nghiệm Pap smear và HPV mỗi 5 năm một lần.

tầm soát ung thư cổ tử cung là gì

Pap smear xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

Vậy tầm soát ung thư cổ tử cung để làm gì?

Tầm soát để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung giúp ngăn chặn bệnh suất và tử suất của bệnh.

Các biện pháp được áp dụng để tầm soát ung thư cổ tử cung là:

+ Quan sát cổ tử cung bằng mắt thường. Các nhóm có nghi ngờ qua các sàng lọc sẽ được chẩn đoán qua soi cổ tử cung – sinh thiết.

+  Xét nghiệm HPV DNA.

+ Sàng lọc là phết tế bào âm đạo – cổ tử cung (Pap’s smear).

Pap smear – phết tế bào cổ tử cung

Xét nghiệm này nhanh, đơn giản, không đau để tìm tế bào bất thường ở bề mặt cổ tử cung

+ Ưu điểm :

Có thể phát hiện dấu hiệu sớm của bệnh để can thiệp kịp thời

+ Nhược điểm:

– Pap smear đơn thuần dễ bỏ sót vì tỷ lệ âm tính giả cao, không phát hiện được nhiễm HPV nguy cơ cao gây ung thư.

– Tỷ lệ sai sót kết quả khá cao. 33% ung thư cổ tử cung xảy ra ở phụ nữ có kết quả xét nghiệm phết tế bào bình thường.  Xét nghiệm Pap smear khó tầm soát ung thư biểu mô tuyến.

Xét nghiệm HPV

– Phát hiện các trường hợp bệnh bị bỏ sót bởi xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung đơn độc.

– Dự đoán được các trường hợp có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung.

– Nếu kết quả quả âm tính với HPV  thì tới 3-5 năm sau mới phải tầm soát lại.

Khi nào bắt đầu tầm soát

– Nếu dưới 21 tuổi, không kể tuổi bắt đầu quan hệ tình dục thì chưa cần tầm soát ung thư cổ tử cung.

– Từ 21 đến 29 tuổi thực hiện Pap smear mỗi 3 năm. Ở tuổi này thì không cần xét nghiệm HPV vì tần suất nhiễm chủng HPV sinh ung ở tuổi này khoảng 20%, hầu hết trường hợp HPV sẽ biến mất mà không cần can thiệp.

– Từ  30-64 tuổi  nên thực hiện bộ đôi xét nghiệm (Pap smear và HPV) mỗi 5 năm, hoặc có thể Pap smear mỗi 3 năm.

Khi nào không cần tầm soát ung thư cổ tử cung?

Ngoài 65 tuổi tầm soát âm tính đầy đủ trước đó và không có CIN2+ (u biểu mô mức độ 2 và các tổn thương mức độ cao hơn) trong vòng 20 năm gần nhất.

Cụ thể là thực hiện 3 lần Pap smear liên tục âm tính hoặc 2 bộ đôi xét nghiệm liên tục âm tính trong 10 năm với lần xét nghiệm cuối cùng trong vòng 5 năm.

Việc tìm hiểu tầm soát ung thư cổ tử cung là gì giúp mọi người hiểu được tầm quan trọng của tầm soát ung thư và có biện pháp bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Xem thêm : cơ sở điều trị bệnh ung thư

 Trích nguồn: vnexpress.net

Xem thêm:

Cây thổ cao ly sâm có tác dụng gì? – Chú ý khi sử dụng thổ cao ly sâm Cách điều trị ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ 6 dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư mũi xoang Giấc ngủ – Đạo dưỡng sinh quan trọng nhất của Danh y Hoa Đà Tìm hiểu về bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 Hướng dẫn sử dụng nấm lim xanh làm hết bệnh gout

5/5 - (72 bình chọn)
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

Bác sĩ Lưu Mai Lan

5/5 - (72 bình chọn)
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!