Trẻ em đang là đối tượng tấn công của bệnh đau dạ dày

Trẻ em đang là đối tượng tấn công của bệnh đau dạ dày

Trong cuộc sống hiện đại, bất kỳ ai cũng có thể bị đau dạ dày và trẻ em hiện đang là đối tượng tấn công của căn bệnh phổ biến này.

Tại quận Tân Bình, TP.HCM, bé H mới 5 tuổi thường kêu đau bụng đi khám được bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm loét dạ dày và các xét nghiệm cho thấy bé có nhiễm HP (vi khuẩn Helicobacter Pylori).

Nguồn gốc của HP là do đâu?

Hiện nay, bệnh đau dạ dày ở trẻ em cũng trở nên phổ biến, trường hợp bé H là một ví dụ. Do áp lực học hành, thói quen ăn uống không vệ sinh, mà trẻ em có khả năng nhiễm khuẩn rất cao và nguy cơ phát bệnh dạ dày cũng tăng theo. Có nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng ở trẻ em và Helicobacter Pylori là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác như do thuốc dùng không đúng liều, do xuất huyết đường tiêu hóa kéo dài, căng thẳng, ăn uống không đúng cách, di truyền…

đau dạ dày

Vi khuẩn HP gây đau dạ dày ở trẻ

Khi thăm khám đau dạ dày các bác sĩ thường hỏi trẻ và phụ huynh có xuất hiện các triệu chứng ợ chua, sốt, chán ăn, tiểu vàng… hay không? Ngoài ra, bác sĩ còn phải thăm khám tổng quan như lách, tiết niệu, túi mật và trực tràng, amylase máu, xét nghiệm công thức máu, tổng phân tích nước tiểu.

Để biết chính xác nhất, trẻ có bị đau dạ dày hay không nội soi là biện pháp hiệu quả nhất. Nội soi cũng gây ra một số khó khăn bởi nó gây khó chịu. Nếu ngại, có thể cho bé thực hiện PY test để xác định bé có nhiễm HP hay không. Tuy nhiên, phương pháp này cũng chỉ có công dụng truy tìm sự có mặt của “con sâu” HP, còn việc kiểm tra mức độ viêm loét cùng tình trạng tổn thương dạ dày vẫn phải nhờ đến nội soi, tùy theo chỉ định của bác sĩ theo lứa tuổi của trẻ.

Làm sao để diệt HP?

Bé H. được bố mẹ cho nội soi để tìm nguyên nhân khiến bé đau bụng và sau đó là quá trình hỗ trợ điều trị bệnh.

Bệnh đau dạ dày ở trẻ cần được phân biệt với một số bệnh điển hình như đau bụng do giun (lãi), viêm gan, viêm tụy, nhiễm trùng tiêu hóa,… Sau khi có kết quả xét nghiệm nội soi dạ dày – tá tràng đúng là do HP, hoặc xét nghiệm phân HP dương tính, các bé phải được hỗ trợ điều trị theo phác đồ trị liệu tận gốc căn nguyên do vi trùng HP gây nên, thời gian từ 7 – 14 ngày với amoxicilline + clarithromycin + omeprazol và cần điều trị thêm omeprazol từ 4 – 6 tuần.

Nếu phát hiện ra bệnh đau dạ dày ở trẻ em, cần cần tuân thủ phác đồ trị liệu theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh bệnh tái phát trở lại. Bên cạnh tuân thủ phương pháp trị liệu của các bác sĩ , phụ huynh cần chú ý đến chế độ ăn uống, tránh ăn các đồ ăn cay nóng như ớt, tiêu, tỏi và nước có gas…, ăn ống đúng giờ, tránh gây áp lực cho trẻ đặc biệt chú ý tránh tái lây nhiễm sau khi hỗ trợ điều trị khỏi bệnh.

HP là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đau dạ dày không chỉ ở người lớn mà còn ở trẻ nhỏ. Nếu có các triệu chứng của bệnh đau dạ dày, phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám và trị liệu bệnh trong thời gian sớm nhất để phòng tránh nguy cơ mắc ung thư dạ dày .

Nguồn: http://www.doanhnhansaigon.vn/suc-khoe/tre-em-cung-dau-da-day/1093543/

Xem thêm:

Tìm hiểu về bạch truật – Công dụng, cách dùng và giá bán dược liệu Đau khớp ngón tay sau sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị MẬT ONG NÔNG LÂM (500ML) Phải làm gì khi bị tiểu buốt ra máu ở nữ? Phương pháp khắc phục tốt nhất Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì tốt? Top 10 loại an toàn, hiệu quả cao Nấm lim xanh loại 1 với công dụng cách dùng và bảo quản nấm lim xanh

5/5 - (88 bình chọn)
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

Bác sĩ Lưu Mai Lan

5/5 - (88 bình chọn)
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!