Những thủ phạm gây ung thư amidan bạn cần tránh
Bác sĩ Lâm Đức Hoàng, Trưởng Khoa Xạ 3, Bệnh viện Ung bướu TP HCM cho biết ung thư amidan là căn bệnh khá phổ biến, chiếm tỷ lệ 13-15% trong ung thư vùng đầu cổ. Bệnh thường gặp ở độ tuổi 50-60, nam giới mắc bệnh nhiều gấp 4 lần nữ giới.
Amidan nằm ở hai bên họng miệng, có thể nhận biết bằng cách rọi đèn pin hoặc dùng gương soi.
Ung thư amidan thường được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn.
Triệu chứng bệnh khá mơ hồ
Bác sĩ Hoàng cho biết, ung thư amidan có các triệu chứng không đặc hiệu, thường gặp trong chuyên khoa tai mũi họng.
– Nuốt vướng: Đây là dấu hiệu sớm nhất, người bệnh có cảm giác như mắc xương cá ở một bên họng, triệu chứng này kéo dài hơn một tháng.
– Nuốt đau: Đây là dấu hiệu thường gặp nhất, báo hiệu ung thư amidan bắt đầu xâm lấn. Dấu hiệu này cũng thường gặp khi viêm họng do vậy nhiều bệnh nhân chủ quan không đi khám sớm.
– Đau tai: Dấu hiệu này xuất hiện muộn hơn, cảm giác nuốt đau buốt lên tai cùng bên.
– Khạc ra máu, há miệng hạn chế: Đây là dấu hiệu báo động ung thư amidan đã bước vào giai đoạn muộn, bướu đã lan rộng và xâm lấn đến cơ hàm mặt.
– Hạch cổ: Nhiều bệnh nhân đến khám vì chỉ có hạch cổ đơn độc, nhưng kiểm tra kỹ lại phát hiện ung thư nguyên phát ở amidan. 70-80% ung thư amidan lúc chẩn đoán đã có di căn hạch.
Amidan là vùng nhạy cảm
Bác sĩ Hoàng cho biết, họng miệng là nơi có thần kinh cảm giác chi phối, dễ gây phản ứng buồn nôn và nôn. Vì thế vùng này có thể được xem là “vùng bất khả xâm phạm”, gây nhiều khó khăn cho các bác sĩ trong lúc khám và điều trị.
Nhiều người bệnh chủ quan cho rằng các dấu hiệu trên chủ là cảm hoặc amidan bình thường, do đó tự ý mua thuốc uống mà không hay biết đó là dấu hiệu của ung thư amidan.
Ung thư amidan dễ bị nhầm với sưng amidan một bên nên bác sĩ cũng dễ chủ quan và bỏ sót. Thông thường, khi bệnh nhân bị sưng amidan một bên thường được khuyến cáo cắt amidan hoặc sinh thiết.
Người đã cắt amidan rồi thì vùng hố amidan còn lại vẫn có thể bị ung thư amidan.
Các yếu tố gây nên nguy cơ mắc ung thư amidan
Dưới đây được cho là những nguyên nhân gây ung thư amidan:
– Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư amidan, nguy cơ này tùy thuộc số điếu hút, số năm hút và tuổi bắt đầu hút.
– Người nghiện rượu có nguy cơ mắc ung thư amidan cao gấp 6 lần người bình thường. Vừa hút thuốc vừa uống rượu có nguy cơ gấp 15 lần.
– Thói quen quan hệ tình dục bằng miệng.
– Vệ sinh răng miệng kém, viêm nhiễm mạn tính cũng làm tăng nguy cơ ung thư amidan.
Bác sĩ Hoàng cho biết, tiên lượng sống còn 5 năm sau điều trị ung thư amidan giai đoạn 1 là 80-90%, giai đoạn 2 là 70-80%, giai đoạn 3 còn 60-70% và giai đoạn 4 chỉ 30-50%.
Nguồn báo:
http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/ung-thu/thu-pham-gay-ung-thu-amidan-ban-can-tranh-3607657.html
Bài viết tương tự
Tác hại của điện thoại đến thần kinh Dấu hiệu cảnh báo chức năng gan suy giảm Uống thuốc giảm cân lúc mang thai chú ý điều gì Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tới thăm bệnh nhân ung thư tại Bệnh viên K Chữa khỏi ung thư gan bằng cách nào? Nấm lim xanh giả và ngộ độc nấm lim không rõ nguồn gốc cách nhận biếtBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Ung thư amidan với triệu chứng và thực phẩm điều trị bệnh K amidan
Ung thư amidan với nguyên nhân, triệu chứng và các giai đoạn K amidan. Điều trị ung thư amidan giai đoạn cuối từ Đông y. Thực phẩm cho người bị ung thư amidan. Biện pháp chẩn đoán và phòng ngừa ung thư amidan như thế nào? Bệnh K amidan kiêng gì? Ung thư amidan và…
- Ung thư amidan: Chẩn đoán và cách điều trị
- Các phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư amidan
- Ung thư amidan không xảy ra ở phụ nữ không hút thuốc và uống rượu bia?
- Triệu chứng ung thư amidan mà bạn cần biết
- Nhận biết ung thư amidan bằng các dấu hiệu đặc trưng
- Cách chẩn đoán bệnh ung thư amidan nhanh