Ung thư miệng và những dấu hiệu nhận biết

Ung thư miệng và những dấu hiệu nhận biết

Khi bạn có các dấu hiệu như chảy máu khoang miệng bất thường, vết loét hoặc vết chồi lâu lành trong khoang miệng,... bạn nên đi khám ngay lập tức bởi có thể đó là những triệu chứng của ung thư miệng.

Bác sỹ Lâm Đức Hoàng, Trưởng Khoa Xạ 3, Bệnh viện Ung bướu (TP HCM) cho biết ung thư miệng là bệnh thường gặp nhất trong các loại ung thư vùng đầu cổ và được xếp trong 10 ung thư thường gặp nhất ở nam giới.

Trong các loại ung thư khoang miệng, vị trí lưỡi chiếm 43%, sàn miệng 14%, nướu răng 13%, niêm mạc miệng 8%, tam giác hậu hàm 7%, vòm khẩu cái cứng 4%, còn lại 11% ở các vị trí khác. Trước đây, tại các quốc gia Âu Mỹ, tỷ lệ ung thư khoang miệng rất cao. Nhờ chương trình chăm sóc răng miệng và việc phòng chống tác hại của thuốc lá, từ năm 1970, tỷ lệ này đã sụt giảm rõ rệt.

Hút thuốc lá có thể dẫn tới nguy cơ mắc ung thư miệng

Một số yếu tố nguy cơ của ung thư miệng:

– Hút thuốc lá.

– Nghiện rượu.

– Vệ sinh răng miệng kém.

– Nhai trầu cau để nhuộm răng đen như phong tục trước đây ở Việt Nam.

– Yếu tố di truyền: Ung thư khoang miệng có mối liên quan tương đối với yếu tố gen (gia đình) và đột biến gen.

– Nhiễm HPV: 70% ung thư khoang miệng có sự hiện diện của HPV, trong đó có 44% tuýp HPV nguy cơ cao (tuýp 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 53, 56, 58, 59, 66) và 26% tuýp HPV nguy cơ thấp (tuýp 6, 11, 40, 42, 43, 44, 54, 61, 72, 73, 81). Bướu HPV(+) có tiên lượng sống còn tốt hơn đối với một số loại ung thư.

Những dấu hiệu nhận biết sớm ung thư miệng

– Màu sắc khoang miệng có dấu hiệu bất thường: Khoang miệng có những vết hoặc đốm nhỏ màu trắng đục hoặc màu đỏ hồng, dính chặt và không mất đi sau khi súc miệng. Đây có thể là tổn thương tiền ung thư, tức là chỉ có sự biến đổi tế bào dưới dạng nghịch sản, nhưng chưa phải là tế bào ung thư. Ngoài ra, vùng niêm mạc miệng còn có thể xuất hiện những đốm màu đen sậm. Đây là một tổn thương rất ác tính của tế bào hắc tố trong niêm mạc.

– Vết loét hoặc vết chồi lâu lành trên một tháng mọc ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng. Những vết loét này thường không đau, đụng nhẹ vào thấy hơi sượng cứng hoặc mất đi độ mềm mại. Đau thường xảy ra ở giai đoạn muộn hơn.

– Khoang miệng chảy máu bất thường. Chảy máu có thể diễn ra tự nhiên, sau va chạm nhẹ, sau ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng.

– Nổi cục hạch vùng cổ không đau. Vị trí nổi hạch thường gặp nhất là vùng dưới xương hàm và vùng dưới cằm.

Các xét nghiệm giúp phát hiện sớm ung thư miệng

Bác sĩ Hoàng cho biết, khi xuất hiện các dấu hiệu nêu trên nên đến các bệnh viện chuyên khoa ung bướu, răng hàm mặt để được khám lâm sàng và sinh thiết bướu. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần có sự hỗ trợ của một loạt các xét nghiệm mới giúp phát hiện chính xác bệnh.

Một số xét nghiệm có khả năng phát hiện sớm ung thư khoang miệng là phết tế bào, soi hiển thị huỳnh quang trực tiếp, nhuộm xanh Tolluidine, chải rửa tế bào, sinh thiết và chẩn đoán mô học, các dấu ấn sinh học hay Marker của bướu…

Cách phòng ngừa ung thư khoang miệng

– Thường xuyên vệ sinh răng miệng

– Không nghiện hút thuốc lá, không nghiện rượu.

– Không nhai trầu.

– Phòng ngừa HPV: sử dụng vắc-xin, tránh tình dục đường miệng.

– Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây: nhiều tiền chất vitamin A, C và E. Chất chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư.

– Khám răng hàm mặt hoặc ung bướu định kỳ 3-6 tháng.

Nguồn báo:

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/ung-thu/dau-hieu-nhan-biet-som-ung-thu-khoang-mieng-3602496.html

Xem thêm:

Bệnh viêm gan B có chế độ ăn uống như thế nào? Làn da trắng mịn chỉ sau 4 bước đơn giản Mắc ung thư gan do ăn thực phẩm mốc Người bệnh mắc ung thư vòm họng sống được bao lâu? Bí quyết giúp bạn giảm mỡ bụng hiệu quả và an toàn Vị ni sư chiến thắng bệnh ung thư nhờ uống nấm lim xanh

5/5 - (65 bình chọn)
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

Bác sĩ Nguyệt Minh

5/5 - (65 bình chọn)
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!