Thực hư chuyện khoai lang ngăn ngừa ung thư hiệu quả

Thực hư chuyện khoai lang ngăn ngừa ung thư hiệu quả

Khoai lang được biết đến là một loại thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa, gần đây đã có những thông tin về vấn đề ăn khoai lang ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Thực hư vấn đề này ra sao?

Khoai lang ngăn ngừa ung thư bằng nguồn dinh dưỡng “vô tận”

Khoai lang là loại củ đã quá quen thuộc với người dân Việt từ rất lâu đời, những tưởng đây chỉ là một loại thực phẩm tầm thường nhưng không, đây lại là một loại thực phẩm có nguồn dinh dưỡng vô tận.

Loại củ này còn đứng đầu trong danh sách 20 loại thực phẩm phòng chống ung thư tốt nhất do Viện Ung thư Quốc gia Nhật Bản xếp hạng và công bố mới đây.

Theo các chuyên gia y tế, tế bào ung thư đến từ tế bào da trên cơ thể con người. Trong khi đó, khoai lang lại chứa hàm lượng lớn tinh bột, carotenoid cùng hơn 10 loại nguyên tố vi lượng như kali, sắt,… giúp bảo vệ vững chắc kết cấu tế bào da.

Đồng thời ức chế hoạt tính của vi khuẩn, ngăn chặn notrosamine sản sinh trong đường tiêu hóa , loại bỏ độc tính của thủy ngân, cadmium, thạch tín có trong thực phẩm.

khoai lang ngăn ngừa ung thư

Khoai lang là loại củ ngăn ngừa ung thư

Hơn nữa, khoai lang còn chứa chất DHEA (Dehydroepiandrosterone) – một loại hormone của nam được sinh ra từ tuyến thượng thận. Việc bổ sung tăng cường hormone này không chỉ giúp các quý ông phòng chống ung thư mà còn có tác dụng kéo dài tuổi thọ.

Những điều cần chú ý khi ăn khoai lang

1. Khoai lang nướng thì không nên ăn vỏ

Khoai lang nướng là món ăn khoái khẩu của không ít người, nhiều người còn không ngần ngại thưởng thức cả lớp vỏ cháy sém bên ngoài củ khoai vì nó dai và khá ngon.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo chúng ta không nên ăn vỏ của khoai lang nướng. Bởi lớp vỏ của loại củ này có chứa không ít kiềm sinh vật, đi vào cơ thể sẽ khiến dạ dày khó chịu.

Hơn nữa, khoai lang nướng thường có lớp vỏ bị cháy sém. Dưới tác động của nhiệt độ cao, lớp vỏ này có nguy cơ bị biến chất và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe.

2. Không ăn khoai lang còn sống

Khoai lang là một loại thực phẩm hoàn toàn không thích hợp để ăn sống. Nguyên nhân là bởi khi chưa được chế biến, các màng tế bào trong khoai lang chưa bị nhiệt độ phá vỡ nên rất khó tiêu hóa.

Bên cạnh đó, khi chế biến khoai lang bằng phương pháp luộc, bạn nên chú ý kéo dài thời gian nấu để tránh tình trạng chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn, nóng ruột, nấc… sau khi ăn khoai.

3. Nên ăn khoai lang vào buổi trưa

Bởi vì sau khi ăn khoai, cơ thể của chúng ta cần 4-5 tiếng mới có thể hấp thu toàn bộ lượng canxi từ loại thực phẩm này và ánh nắng buổi chiều lại đặc biệt thích hợp để đẩy nhanh quá trình trên.

Bởi vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích chúng ta nên thưởng thức các món ăn từ khoai lang vào buổi trưa để có thể hấp thu toàn bộ lượng canxi trước bữa tối, tránh làm ảnh hưởng tới việc hấp thu canxi từ các thực phẩm khác.

4. Đừng dại ăn khoai lang vào lúc đói

Khoai lang là loại thực phẩm sở hữu hàm lượng đường cao chính vì thế việc ăn khoai lang lúc đói sẽ khiến dạ dày tiết nhiều acid và gây ra chứng ợ nóng.

Hơn nữa, ăn khoai lang khi bụng rỗng sẽ kích thích loại khoai này sản sinh ra một loại enzyme oxy hóa khiến dạ dày sinh ra lượng lớn khí carbon dioxide, dẫn tới tình trạng đầy hơi, khó tiêu.

5. Khoai lang không nên ăn kèm đồ ngọt

Ăn đồ ngọt và khoai lang không bao giờ là một sự kết hợp lý tưởng. Lý do là vì khoai là loại thực phẩm rất giàu tinh bột chứa hàm lượng đường ở mức tương đối, ăn kèm đồ ngọt hoặc uống cùng nước ngọt sẽ làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.

6. Không nên ăn quá nhiều khoai lang

khoai lang ngăn ngừa ung thư

Không nên ăn quá nhiều khoai lang

Ăn quá nhiều khoai lang trong một khoảng thời gian ngắn là lựa chọn sai lầm đối với sức khỏe. Loại khoai này là thực phẩm chứa nhiều đường và tình bột, hấp thu quá mức sẽ dẫn tới tình trạng khó tiêu.

7. Những đối tượng không nên ăn khoai lang

Là loại thực phẩm ngon, bổ, rẻ, nhưng khoai lang không phải là loại thực phẩm ai cũng có thể tùy tiện thưởng thức.
Người bị tiêu chảy và tiểu đường tốt nhất không nên ăn khoai lang. Người có tiền sử mắc các bệnh về dạ dày cũng nên hạn chế thưởng thức những món ăn từ loại củ này.

Khoai lang ngăn ngừa ung thư, vậy nên thực phẩm nay bạn nên bổ sung trong những bữa ăn hàng ngày của gia đình.

Nguồn: doanhnhansaigon.vn

Xem thêm:

Tại sao viêm loét dạ dày lại khó chữa và hay tái phát? Vì sao suy thận lại dẫn đến bệnh gút mạn tính? Dược liệu xuyên tâm liên hỗ trợ điều trị Covid-19 Bệnh đau dạ dày nên uống đồ uống gì? Tiêu tan nỗi lo bệnh gút chỉ sau 3 tháng Giá bán nấm lim xanh Tiên Phước nơi mua nấm lim xanh ở TP HCM

5/5 - (73 bình chọn)
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

Bác sĩ Đỗ Thị Nhung

5/5 - (73 bình chọn)
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!