Tổn thương tim, thận vì bệnh tiểu đường
Trong giai đoạn đầu, người bệnh tiểu đường vẫn cảm thấy khỏe mạnh, không có triệu chứng gì nên bệnh dễ dàng bị bỏ qua. Bệnh tiểu đường không chỉ ảnh hưởng đến các cơ quan chính trên cơ thể mà còn gây ra nhiều biến chứng khác nếu không nỗ lực kiểm soát. Biến chứng của tiểu đường phát triển dần dần nhưng về lâu dài có thể dẫn đến tàn phế hoặc gây nguy hiểm cho tính mạng.
Bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng đến các cơ quan như tim, mạch máu, mắt, thận, thần kinh.
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến tim và mạch máu
Với những người mắc bệnh tiểu đường không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả, các rối loạn về tim mạch và mạch máu là tình trạng phổ biến. So với người không mắc bệnh, người bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ tăng gấp 2 lần.
Nhiều người bệnh cho đến khi bị đau tim hoặc đột quỵ mới phát hiện mắc bệnh tiểu đường bởi không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo. Trong một số trường hợp, bệnh tiểu đường khiến cơn đau tim không có triệu chứng đau. Người bệnh có thể bị chuột rút ở chân, thay đổi màu da, thậm chí hoại tử do các rối loại mạch máu lớn ở chân.
Mắt bị tổn thương do bệnh tiểu đường
Tiểu đường không chỉ làm tăng nguy cơ bị các bệnh về thị lực như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp mà còn có thể gây tổn thương các mạch máu trong võng mạc (bệnh lý võng mạc tiểu đường) có nguy cơ dẫn đến mù lòa.
Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến thận
Bệnh tiểu đường gây tổn hại cho hệ thống lọc thận. Hệ thống này với hàng triệu cụm mạch máu nhỏ để lọc các chất thải ra khỏi máu. Nhiều bệnh nhân tiểu đường phải chạy thận hoặc ghép thận do bị tổn thương nghiêm trọng dẫn tới suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không thể cứu chữa.
Bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng đến thần kinh
Thành các mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi dưỡng các dây thần kinh, đặc biệt ở chân bị tổn thương do dư thừa đường, gây nguy cơ mắc bệnh thần kinh ngoại biên. Bệnh thần kinh ngoại biên gây ra cảm giác như kiến bò, tê, rát, đau, thường bắt đầu ở các đầu ngón chân hoặc ngón tay và lan dần lên.
Người bệnh tiểu đường có thể bị mất cảm giác ở các chân bị ảnh hưởng nếu lượng đường huyết không được kiểm soát. Các triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, chóng mặt tư thế hoặc bí tiểu, ở nam giới rối loạn cương dương do dây thần kinh chi phối các cơ quan bên trong bị tổn thương gây bệnh thần kinh tự động.
Nguy cơ bị một số biến chứng ở chân tăng cao khi dây thần kinh ở bàn chân bị tổn thương hoặc máu lưu thông tới bàn chân kém. Các vết trầy xước và mụn rộp có thể trở thành các nhiễm trùng nghiêm trọng, khó liền nếu bệnh không được điều trị, trường hợp nghiêm trọng có thể phải cắt cụt ngón chân, bàn chân hoặc chân.
Nguồn báo:
http://suckhoedoisong.vn/nhung-co-quan-bi-ton-thuong-do-benh-tieu-duong-n113828.html
Bài viết tương tự
Xét nghiệm INR Tràn khí màng phổi và những điều có thể bạn chưa biết Kỹ năng sơ cấp cứu cho các tai nạn thường gặp Cứng hàm Infographic Thuốc trị đau khớp nào có thể dùng cho người bị tăng huyết áp? Khám phá công dụng kỳ diệu của nấm lim xanh chữa bệnh ung thưBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Ăn chay có thể hỗ trợ chữa tiểu đường hay không?
Tầm quan trọng của chế độ ăn đối với người bệnh tiểu đường Theo số liệu thống kê gần đây, người trẻ dưới 20 tuổi mắc bệnh tiểu đường chiếm đến 20%, xấp xỉ 20.000 trẻ em và hơn 20 triệu người trên 20 tuổi đang phải sống chung với căn bệnh nguy hiểm này. Bạn…
- Những loại rau có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
- Người Việt bị bệnh tiểu đường tăng 300% trong 10 năm
- Thực hư việc điều trị bệnh tiểu đường bằng lá xoài non
- Những thực phẩm tuyệt vời dành cho bệnh nhân tiểu đường
- Bệnh nhân tiểu đường nên lựa chọn dầu ăn loại nào?
- Thiếu ngủ có thể gây bệnh tiểu đường ở trẻ em