Những kiến thức cần tìm hiểu về bệnh đau dạ dày
Nguyên nhân dẫn tới đau dạ dày
Đau dạ dày bắt nguồn ngay từ những thói quen tưởng chừng như vô hai hàng ngày. Ăn uống được xem là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Việc ăn quá nhanh, ăn không đúng giờ, ăn không hợp vệ sinh, ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ hay nhiều gia vị… đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày. Bởi những thói quen ăn uống đó sẽ gây kích thích mạnh đến dạ dày khiến dạ dày dễ bị tổn thương dẫn đến viêm loét, những cơn đau dạ dày từ đó cũng xuất hiện.
Đồ uống chứa cồn như rượu, bia hay một số thuốc giảm đau đều làm tăng nguy cơ bệnh đau dạ dày và các bệnh liên quan đến dạ dày. Trong đó, rượu bia sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị làm tăng khả năng gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Các loại thuốc giảm đau với cơ chế tạo tác dụng giảm đau thông qua việc ức chế tổng hợp prostaglandin (một chất có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày) sẽ gây hại cho niêm mạc dạ dày.
Thói quen thức khuya cũng có khả năng gây hại nghiêm trọng đến dạ dày. Thức khuya sẽ khiến mọi người dễ bị đói và cần ăn đêm. Những bữa ăn đêm chỉ giúp mọi người thỏa mãn cảm giác thèm ăn của mình trong tức thời nhưng có thể để lại di chứng lâu dài cho dạ dày.
Ngoài ra, đau dạ dày gia tăng bởi thói quen làm việc quá sức, stress kéo dài… cũng là mầm mống tạo điều kiện cho căn bệnh phát triển. Stress kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật gây tăng tiết axit hydrochloric và pepsin khiến cho lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày bị thương tổn có thể hình thành nên các vết viêm loét dẫn đến đau dạ dày.
Làm thế nào để thoát khỏi cơn đau dạ dày?
Để hạn chế cơn đau dạ dày tái phát, hãy tập sống với những thói quen:
+ Ăn chậm, nhai kỹ; ăn đúng bữa.
+ Hạn chế tối đa các loại đồ uống có cồn.
+ Không ăn muộn, không thức khuya.
+ Giảm stress bằng cách tập yoga, thiền.
+ Kiêng các loại thực phẩm gây đau dạ dày.
Ở mức độ bình thường, cơn đau dạ dày sẽ không đe dọa đến tính mạng nhưng gây ra khá nhiều phiền toái cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày. Bạn sẽ luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu, cáu gắt vì những cơn đau dạ dày hành hạ. Từ đó, ảnh hưởng tiêu cực đến công việc, học tập cũng như các mối quan hệ trong cuộc sống của bạn.
Nếu không hỗ trợ điều trị kịp thời, đau dạ dày sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Đầu tiên là tình trạng chảy máu dạ dày với biểu hiện nôn ói ra máu tươi hay đi tiêu ra phân đen rất hôi. Đây là trường hợp nguy hiểm cần được cấp cứu nhanh chóng. Hơn nữa có thể dẫn tới thủng dạ dày gây viêm màng bụng với dấu hiệu đau bụng dữ dội, bụng gồng cứng, sốt, tim đập nhanh, huyết áp hạ thấp.
Có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị như thuốc ức chế thụ thể H2 có tác dụng giảm tiết axit HCl ở dạ dày hay các thuốc kháng axit chứa thành phần muối nhôm…. Muối nhôm có tác dụng trung hòa axit dịch vị dạ dày, giảm đau dạ dày và tình trạng bỏng rát khó chịu ở dạ dày một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Việc tìm hiểu về bệnh đau dạ dày sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức về căn bệnh này để phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Nguồn: http://dantri.com.vn/suc-khoe/hieu-dung-ve-dau-da-day-20151207101728488.htm
Bài viết tương tự
Dây khổ qua rừng Công dụng chữa bệnh của cây kim ngân hoa Viêm bờm mỡ đại tràng: Nguy hiểm không? Cách điều trị Cây xạ đen Tác dụng của chè nụ vối Bán nấm lim xanh tại Hà Nội tốt và chất lượng nhấtBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Sử dụng kháng sinh điều trị viêm đại tràng và những sai lầm dễ mắc
Dưới đây là những sai lầm dễ mắc khi dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm đại tràng. Sử dụng tùy tiện nhiều loại kháng sinh Bệnh viêm đại tràng dễ tái đi tái lại nhiều lần và ngày càng nặng hơn, vì thế sau mỗi đợt điều trị không đỡ thường được kê sang…
- Cách hỗ trợ chữa bệnh đau dạ dày bằng nguyên liệu tự nhiên
- Kiến thức cần biết về bệnh đại tràng để phát hiện sớm
- Hỗ trợ chữa đau dạ dày bằng nguyên liệu tự nhiên
- Cách phòng bệnh viêm đại tràng co thắt ở người già
- Chuyên gia giải đáp về bệnh viêm đại tràng
- Viêm đại tràng co thắt có chuyển nan y không?