Giải đáp vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung có an toàn không?
- “Nâng ngực có ung thư vú không?” vẫn là một câu hỏi lớn.
- 11 triệu chứng ung thư gây chết người phụ nữa không nên bỏ qua
- 3/5 giải Nhất "Khoa học kỹ thuật" là những nghiên cứu điều trị ung thư
Thưa Viện trưởng, trước khi được cấp phép nhập khẩu vào Việt Nam, vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) đã được nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ra sao? Hiệu quả phòng bệnh của vắc xin?
– Năm 2007 – 2008, hai loại vắc xin ngừa HPV đang lưu hành trên thế giới, đều đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Trong đó, một loại gồm 2 chủng và loại kia gồm 4 chủng. Trên thế giới còn có loại vắc xin gồm 9 chủng lưu hành tại Mỹ từ 2014. Hai loại vắc xin đang sử dụng tại Việt Nam đã được 2 tổ chức có uy tín trên thế giới cấp phép lưu hành đầu tiên, đó là EMA (EMA: European Medicines Agency) cấp phép cho lưu hành tại cộng đồng chung Châu Âu vào năm 2007 và FDA (Food and Drug Administration) cấp phép lưu hành tại Mỹ vào năm 2006.
Hai loại vắc – xin này đã được nghiên cứu và thử nghiệm kỹ càng trước khi được cấp phép, người dùng không cần lo lắng vắc xin ngăn ngừa ung thư có an toàn không. Vì nó được đánh giá tính an toàn, tính sinh miễn dịch cũng như hiệu quả bảo vệ trên cá nhân (giai đoạn 1; 2 và 3), với số người tình nguyện tham gia các nghiên cứu này lên đến hơn 30.000 người. Sau khi vắc xin lưu hành trên thị trường còn được tiếp tục đánh giá giai đoạn 4 cũng như triển khai nghiên cứu đăng ký nhằm đánh giá toàn diện lâu dài về vắc xin trên một quần thể. Kết quả nghiên cứu trên nhóm nghiên cứu, đúng đối tượng, tuân thủ đúng lịch tiêm chủng cho thấy hiệu quả bảo vệ rất cao từ 95 – 98% đối với các chủng có trong vắc xin.
Tỷ lệ phản ứng, tai biến được công bố trong nghiên cứu lâm sàng và thực tế tiêm chủng? Vắc xin này có thực sự an toàn với người bệnh hay không?
– Sau khi tiêm vắc xin HPV thì thường có phản ứng hơi đau, sưng, đỏ, nhưng rất nhẹ. Các phản ứng toàn thân thường gặp như nhức đầu (26 – 30%); sốt (13%); rối loạn dạ dày-ruột (13 – 17%); đau cơ-khớp (2 – 28%) các phản ứng toàn thân này không khác biệt giữ nhóm tiêm vắc xin và nhóm chứng trong các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng.
Những tác dụng phụ và phản ứng sẽ khỏi sau một vài ngày, và không có bất kì vấn đề nghiêm trọng nào với cơ thể và sức khỏe. Cho tới nay, tính an toàn của các vắc xin này là phù hợp để khuyến cáo sử dụng cho người dân.
Thông tin về những trường hợp tai biến do vắc xin ung thư cổ tử cung tại một số quốc gia trên thế giới chỉ là phỏng đoán hay đã có kết luận của cơ quan quản lý y tế?
– Để sử dụng vắc xin an toàn nhất, các chuyên gia đều đề nghị thiết lập hệ thống báo cáo tác dụng ngoại ý. Các quốc gia đều yêu cầu báo cáo tất cả những trường hợp có biến cố bất thường sau khi tiêm chủng, cho dù có liên quan đến vắc xin, công tác tiêm chủng hay không. Cơ quan quản lý y tế sẽ phân tích và đánh giá cho từng trường hợp và có kết luận nguyên nhân cũng như thông báo rộng rãi không chỉ trong từng quốc gia đó mà còn cho các quốc gia mà vắc xin được xuất khẩu tới trong thời gian cụ thể, tùy thuộc vào loại cảnh báo khẩn cấp hay không, có thể từ vài giờ đến vài ngày.
Những quốc gia được phép xuất khẩu vắc – xin sẽ có những hướng dẫn về những vấn đề liên quan để các cơ quan quản lý y tế của các nước nhập khẩu (tiếp nhận vắc xin). Hiện nay, chúng tôi chưa nhận được các thông tin bất thường gì cho các vắc xin ngừa HPV thông qua các kênh chuẩn thức này.
Người dân cần làm gì trước những thông tin tai biến khi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung?
Hiện nay, người dân quan tâm nhiều đến tính an toàn của vắc xin, vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung có an toàn không cũng là một trong những mối quan tâm đó. Điều này chứng tỏ nhận thức của cộng đồng về việc tiêm chủng phòng bệnh được nâng cao. Điều quan trọng là cách ứng xử với thông tin như thế nào. Người dân nên tiếp tục đến các cơ sở tiêm phòng để được tư vấn cụ thể cho từng trường hợp.
Các cơ sở tiêm phòng đủ tiêu chuẩn luôn được cập nhật tất cả các thông tin chính thống nhất. Đối với thông tin về tai biến vắc xin tại các nước khác, nhất là tại Mỹ và Châu Âu nơi vắc xin HPV đã lưu hành từ những năm 2006, 2007. Thông tin chính thống có thể tham khảo tại các trang web của CDC hay VAERS (Mỹ) hay EMA (Châu Âu) theo các đường dẫn sau:
http://www.cdc.gov/vaccines/hcp/acip-recs/vacc-specific/hpv.html
http://www.ema.europa.eu/ema/
http://www.who.int/vaccine_safety/initiative/tools/vaccinfosheets/en/
https://vaers.hhs.gov/data/index
Ngoài việc chủng ngừa, còn giải pháp nào khác để phòng ung thư cổ tử cung?
– Ung thư cổ tử cung là nỗi lo lắng của hàng triệu chị em phụ nữ, tiêm phòng HPV là cách hiệu quả nhất để phòng căn bệnh này. Tuy nhiên, cần lưu ý không phải nhiễm chủng HPV nào cũng có thể gây ung thư bởi ngoài HPV một số yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá, sinh đẻ nhiều, nhiễm HIV…
HPV lây nhiễm nhanh nhất qua đường tình dục, và có trên 70% chị em phụ nữ bị nhiễm HPV sau 5 năm cách lần quan hệ đầu tiên. Nguy cơ tăng nếu có nhiều bạn tình, số lần quan hệ. Do đó, phòng ngừa một bệnh cần áp dụng nhiều giải pháp khác nhau, để phòng ung thư cổ tử cung có thể bao gồm từ hành vi tình dục an toàn, lành mạnh, tiêm chủng vắc xin ngừa HPV, khám phụ khoa định kỳ để tầm soát phát hiện ung thư cổ tử cung sớm.
Tham khảo thêm: cách phòng tránh bệnh ung thư dạ dày
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Nguồn:
http://dantri.com.vn/suc-khoe/vac-xin-ngua-ung-thu-co-tu-cung-co-an-toan-voi-nguoi-benh-20160727110735289.htm
Bài viết tương tự
Tác dụng kỳ diệu của hạt đu đủ trong phòng chống ung thư Phương pháp điều trị bệnh gút hiệu quả bằng đậu xanh Bật mí 3 cách giảm đau vai gáy tại nhà tốt nhất hiện nay Những chất gây ung thư có trong thức ăn mà bạn chưa biết Cảnh báo những món ăn hàng ngày có thể gây ung thư cao Nơi bán nấm lim xanh tại Cao Bằng có nấm lim xanh Tiên Phước thậtBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Ung thư cổ tử cung với nguyên nhân và biểu hiện ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là gì? Nguyên nhân và biểu hiện các giai đoạn K cổ tử cung. Phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư cổ tử cung. Phòng tránh bệnh ung thư cổ tử cung ra sao? Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung nên ăn…
- Cảnh báo dấu hiệu ung thư cổ tử cung cần đi khám ngay
- Ung thư cổ tử cung: Căn bệnh dễ mắc khi “yêu sớm”
- Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối
- Yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung từ virut HPV
- Ung thư cổ tử cung – có khả năng điều trị dứt điểm?
- 7 phụ nữ Việt tử vong mỗi ngày vì ung thư cổ tử cung