Trẻ em có khả năng bị ung thư tinh hoàn hay không?

Trẻ em có khả năng bị ung thư tinh hoàn hay không?

Trẻ em có bị ung thư tinh hoàn không? Đó là câu hỏi nhiều bậc phụ huynh luôn thắc mắc. Câu trả lời của các bác sĩ là có. Các bác sĩ cho biết, các ông bố bà mẹ nên thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời để chữa trị cho trẻ nhỏ.

Mới 10 tuổi,bé Kim Anh quê Phú Yên bị ung thư buồng trứng khiến nhiều người thân kinh hãi khi bé còn quá nhỏ mà đã bị ung thư buồng trứng. Tuy nhiên theo các bác sĩ chuyên khoa ung thư, điều này hoàn toàn bình thường vì có những trẻ nhỏ tuổi hơn rất nhiều cũng bị ung thư buồng trứng, tinh hoàn.

Cũng là một trường hợp như bé Kim Anh là Bé Đinh Thị H. N, quê ở Nam Định. Bé không may mắc ung thư túi noãn hoàng (ung thư buồng trứng) từ lúc 20 tháng tuổi. Khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn vì có u ở trung thất. Sau khi đưa bé vào bệnh viện, nhiều bác sĩ cũng khuyên gia đình nên đưa bé về quê vì bệnh tình quá nặng nhưng gia đình vẫn kiên quyết còn nước còn tát nên cố gắng xin bác sĩ điều trị. Kết quả, sau hơn 1 năm truyền hoá chất, bé đã không còn u, tế bào ác tính xét nghiệm không còn.

bệnh ung thư tinh hoàn

Khám ung thư tinh hoàn cho trẻ nhỏ

Còn trường hợp 6 tuổi của bé Nguyễn Hữu L. cũng bị ung thư tế bào mầm sinh dục (dạng ung thư tinh hoàn). Theo các bác sĩ, đây là bệnh lý hiếm nhưng rất khó phòng ngừa. Chỉ có cách tốt nhất là phát hiện sớm bệnh. Bé Hữu L. được phẫu thuật cắt bỏ hoá chất, sau điều trị sức khoẻ có tốt hơn.

Lại một trường hợp nữa là bé Trần Thế Ng. 11 tuổi, Quảng Ninh cũng bị ung thư tinh hoàn nhưng không có triệu chứng gì. Mẹ của bé cho biết con chị đi đám ma về xuất hiện hạch ở hai tai không đau. Hạch rất to nên anh chị cho con đi khám ở tuyến dưới chẩn đoán u ác tính sinh dục do tinh hoàn ẩn trên ổ bụng đã bị ác tính. Từ trước đến nay chị không biết gì việc lạc một bên tinh hoàn lại nguy hiểm như thế.

Các bác sĩ tại khoa Nhi, Bệnh viện K trung ương ghi nhận những trường hợp 2 – 3 tuổi đã bị ung thư buồng trứng, tinh hoàn. Bệnh không thể phòng ngừa được và bố mẹ có thể phát hiện sớm bệnh để giúp con điều trị khỏi được bệnh.

Tỷ lệ thành công trên 90 %

Giám đốc Trung tâm ung bướu y học hạt nhân, Bệnh viện Bạch Mai, GS Mai Trọng Khoa cho biết, các u tế bào mầm bắt nguồn từ các tế bào sản sinh ra trứng hoặc tinh trùng. Kết quả là, hầu hết các u tế bào mầm ảnh hưởng tới buồng trứng hoặc tinh hoàn.Tuy nhiên, nó có thể xảy ra ở các phần khác của cơ thể. Trong thời kỳ mang thai, khi một đứa trẻ phát triển, các tế bào sản sinh ra trứng hoặc tinh trùng bình thường di chuyển tới buồng trứng hoặc tinh hoàn và đôi khi chúng có thể nằm ở các phần khác của cơ thể, nơi chúng có thể phát triển thành khối u. Vị trí phát sinh phổ biến nhất của khối u này là vùng tận cùng của tủy sống (vùng cùng cụt), não, ngực và ổ bụng.

Có những khối u có các tên khác nhau cùng phụ thuộc vào các đặc trưng của chúng, như u túi noãn hoàng, u tế bào mầm, ung thư biểu mô bào thai, u quái và u quái không trưởng thành.Chúng cũng có thể là không ung thư (lành tính) hoặc ung thư (ác tính). Các khối u ác tính có khả năng phát triển và lan tràn tới phần khác của cơ thể. Các u lành tính không lan tràn nhưng có thể gây ra các triệu chứng do sự chèn ép vào mô gần kề và các cấu trúc của cơ thể.

bệnh ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ

Phẫu thuật và hoá  trị là biện pháp hiện nay để điều trị căn bệnh ung thư tinh hoàn. Theo bác sĩ Trần Văn Công – trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện K trung ương, việc điều trị các khối u tế bào mầm sinh dục ở trẻ trai tỷ lệ thành công sống không bệnh trên 5 năm là 98,9% và ở trẻ gái là 90,2%…Cũng giống như các bệnh ung thư khác việc chữa trị ung thư tinh hoàn ở trẻ em  Việt Nam gặp khó khăn đó là có 2/3 trường hợp trẻ mắc bệnh ung thư đến các bệnh viện để khám, chẩn đoán và điều trị với giai đoạn trễ, suy yếu nhiều. Vì vậy việc điều trị khó khăn, ít kết quả, tốn kém.

Các chuyên gia về ung thư cho biết bệnh ung thư tinh hoàn ở trẻ em không thể phòng được mà chỉ có thể nhờ cha mẹ nhận biết sớm. Các triệu chứng để nhân biết sớm đó là sờ thấy u cục khi tắm cho con, thấy bụng to bất thường, sốt dài ngày không rõ nguyên nhân, có các vết bầm tím trên da, u cục hạch nổi trên da sau 3 tuần không dứt cần cho con tới chuyên khoa ung thư để kiểm tra ngay.

Nguồn: Báo Đất Việt

Xem thêm:

Mệt mỏi trong thai kỳ có phải do thiếu máu? Tác dụng của vỏ quýt: Trị ho, hôi miệng và hơn thế nữa Tiêm vitamin C trắng da: Coi chừng tiền mất tật mang Đau mắt cá chân Selazn Nấm lim xanh chữa bệnh ung thư với nấm lim xanh có tác dụng gì?

5/5 - (70 bình chọn)
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

Bác sĩ Đỗ Thị Nhung

Từ khóa: , ,
5/5 - (70 bình chọn)
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!