Ung thư tinh hoàn với nguyên nhân và biểu hiện các giai đoạn bệnh

Ung thư tinh hoàn với nguyên nhân và biểu hiện các giai đoạn bệnh

Ung thư tinh hoàn là gì? Những dấu hiệu K tinh hoàn giai đoạn cuối. Nguyên nhân và các giai đoạn ung thư tinh hoàn. Phòng ngừa K tinh hoàn như thế nào? Các biện pháp chẩn đoán và chữa trị bệnh. Bệnh nhân ung thư tinh hoàn nên ăn gì và kiêng gì?

Ung thư tinh hoàn là gì? Ung thư tinh hoàn là một dạng ung thư phát triển ở tinh hoàn của nam giới. Là bệnh không lây nhiễm và hoàn toàn có thể chữa lành. Triệu chứng K tinh hoàn là cảm nhận một khối u hay sưng ở trên và xung quanh tinh hoàn. Khối u này có thể gây đau hoặc không đau. Nếu chẩn đoán, điều trị, bác sĩ cần xác định giai đoạn, phạm vi bệnh. Từ đó, xây dựng được phác đồ điều trị hợp lý. Hiệu quả chữa bệnh vì thế sẽ tối ưu. Chế độ dinh dưỡng cho người K tinh hoàn rất quan trọng. Xây dựng chế độ ăn khoa học, kiêng món độc hại; đó là yếu tố quan trọng cải thiện bệnh. Chính vì thế, tham khảo lời khuyên bác sĩ là điều nhất thiết cần thực hiện.

Ung thư tinh hoàn với nguyên nhân và biểu hiện các giai đoạn bệnh

Ung thư tinh hoàn với nguyên nhân và biểu hiện các giai đoạn bệnh

Ung thư tinh hoàn là gì?

Ung thư tinh hoàn là gì? Tinh hoàn là bộ phận của tuyến sinh dục nam nằm ở bìu. Nó có vai trò sản xuất và dự trữ tinh trùng. Đồng thời, tinh hoàn cũng tham gia vào hệ nội tiết với vai trò sản xuất ra Hormone Testosterone. Ung thư tinh hoàn là:

  • Là một dạng ung thư phát triển ở tinh hoàn của nam giới.
  • Sự phát triển khối u ác tính từ một trong hai tinh hoàn.

Tỷ lệ chữa lành bệnh phụ thuộc vào giai đoạn và mức độ di căn của ung thư:

  • Giai đoạn I: Ung thư chỉ khu trú ở tinh hoàn.
  • Giai đoạn II: Bệnh đã lan rộng tới những hạch bạch huyết phụ cận.
  • Giai đoạn III: Bệnh đã lan xa khỏi tinh hoàn.

Bệnh K tinh hoàn là bệnh không lây nhiễm và hoàn toàn có thể chữa lành. Đối với ung thư tinh hoàn đã di căn thì tỷ lệ thành công là trên 73%. Tùy giai đoạn, mức độ di căn ung thư mà tỷ lệ chữa lành bệnh có thể lên đến 99%. Khoảng 1 trong 263 người đàn ông bị ung thư tinh hoàn. Bệnh thường xuất hiện trong độ tuổi 30-35 tuổi. Trong một số ít trường hợp sẽ xảy ra ở tuổi thanh thiếu niên và những người trên 50 tuổi.

Ung thư tinh hoàn là gì?

Ung thư tinh hoàn là gì?

Xem thêm: https://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/7-dau-hieu-tuong-vo-hai-bao-dong-ung-thu-tinh-hoan-c62a1003535.html

Những dấu hiệu của ung thư tinh hoàn

Những dấu hiệu của ung thư tinh hoàn là gì? Triệu chứng K tinh hoàn là cảm nhận được khối u hay chỗ sưng ở trên, xung quanh tinh hoàn. Khối u này có thể gây đau hoặc không đau. Các triệu chứng khác có thể có bao gồm:

  • Cảm thấy nặng bìu.
  • Đau âm ỉ vùng bụng hay bẹn.
  • Tụ dịch trong bìu.
  • Đau hoặc khó chịu ở tinh hoàn hay bìu.
  • Phình hoặc căng, đau vú.
  • Đau lưng.

Những biểu hiện của bệnh ung thư tinh hoàn đã được nếu ra ở trên. Nguyên nhân phình, căng đau vú là do tế bào ung thư tiết Hormone HCG kích thích phát triển ngực. Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Ung thư tinh hoàn có thể chữa lành. Vì vậy, nên nhanh chóng chữa bệnh ngay khi phát hiện ra để việc điều trị dễ dàng hơn.

Những dấu hiệu của ung thư tinh hoàn

Những dấu hiệu của ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn – Mối nguy của đàn ông

Biểu hiện ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối

Biểu hiện ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối như thế nào? Tuy chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số các bệnh ung thư ở nam giới; nhưng ung thư tinh hoàn luôn là nỗi ám ảnh, lo lắng của rất nhiều đấng mày râu. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Khi K tinh hoàn chuyển sang giai đoạn cuối gây ra nhiều biến chứng. Ở giai đoạn này, sẽ khó khăn trong việc chữa trị.

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì biểu hiện ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối bao gồm:

  • Khối u phát triển to ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn gây đau.
  • Vùng bìu sưng to, đau, cảm giác nặng nề, khó chịu.
  • Không có cảm giác, mất cảm giác khi quan hệ tình dục.
  • Đau bụng dữ dội, đau bụng thường xuyên.
  • Người bệnh kèm theo triệu chứng khó thở, tức ngực.

Dấu hiệu ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối đã được nêu ở trên. Đó là khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn di căn. Gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Cụ thể như: gây đau tức ở bụng và những vùng xung quanh. Ung thư di căn đến hạch thượng đòn khiến vùng hạch này sưng to, thành hạch chùm gây đau nhức. Các tế bào di căn đến gan làm cho gan sưng to, đau nhức. Khiến chân có dấu hiệu phù, cước. Bệnh di căn đến xương làm đau nhức xương khớp. Khối u chèn ép gây suy tĩnh mạch túi tinh, viêm thận, nhiễm trùng. Người bệnh cảm thấy khó thở, chán ăn, buồn nôn,… Ung thư tinh hoàn làm lượng tinh trùng giảm, có thể mất khả năng tình dục dẫn đến vô sinh.

Biểu hiện ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối

Biểu hiện ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối

Xem thêm: https://baomoi.com/ung-thu-tinh-hoan-giai-doan-cuoi-chua-khoi-duoc-khong/c/29794456.epi

Nguyên nhân gây ra ung thư tinh hoàn là gì?

Nguyên nhân gây ra ung thư tinh hoàn là gì? Nguyên nhân hiện nay của ung thư tinh hoàn vẫn chưa được rõ. Bác sĩ biết rằng ung thư tinh hoàn xảy ra khi:

  • Tế bào khỏe mạnh trong tinh hoàn phân chia.
  • Sau đó phát triển bất thường.
  • Tế bào bất thường phát triển nhanh không thể kiểm soát.
  • Dần dần trở thành khối u trong tinh hoàn.

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn, bao gồm:

  • Tinh hoàn ẩn.
  • Bất thường phát triển tinh hoàn: ví dụ như hội chứng Klinefelter.
  • Gia đình có người bệnh ung thư tinh hoàn.
  • Tuổi tác.
  • Chủng tộc: nam giới da trắng dễ mắc K tinh hoàn hơn cả.
  • Một số yếu tố: tiền sử quai bị, tràn dịch màng tinh hoàn,…
  • Mặc quần bó sát, gây khó chịu.

Lý do gây ra bệnh K tinh hoàn hơn 90% bắt đầu từ các tế bào mầm; tức là tế bào ở trong tinh hoàn sản xuất ra tinh trùng chưa trưởng thành. Thông thường, những tế bào tinh hoàn tăng trưởng và phân chia có trật tự; nhưng đôi khi có một số tế bào phát triển bất thường. Điều này làm cho sự tăng sinh vượt ngoài tầm kiểm soát, gọi là tế bào ung thư. Những tế bào ung thư này tiếp tục phân chia ngay cả khi không cần thêm tế bào mới. Tế bào ung thư tích tụ lại thành khối u ác tính trong tinh hoàn.

Nguyên nhân gây ra ung thư tinh hoàn là gì?

Nguyên nhân gây ra ung thư tinh hoàn là gì?

Các giai đoạn tiến triển của ung thư tinh hoàn

Các giai đoạn tiến triển của ung thư tinh hoàn như thế nào? Nếu chẩn đoán, điều trị ung thư tinh hoàn, bác sĩ cần xác định giai đoạn, hoặc phạm vi bệnh; để lên kế hoạch điều trị tốt nhất. Các giai đoạn ung thư tinh hoàn cụ thể như sau:

Giai đoạn 0 của ung thư tinh hoàn:

  • Các tế bào bất thường được tìm thấy trong các ống nhỏ.
  • Những tế bào bất thường này trở thành ung thư.
  • Sau đó lan truyền vào các mô bình thường gần đó.
  • Giai đoạn 0 còn được gọi: Carcinoma in situ (K biểu mô tế bào).

Giai đoạn I ung thư tinh hoàn (khối u ung thư đã hình thành):

  • Giai đoạn IA:
    • Ung thư có thể phát triển ở tinh hoàn và mào tinh hoàn.
    • Có thể lan đến lớp bên trong của màng bao quanh tinh hoàn.
  • Giai đoạn IB:
    • Ung thư là ở tinh hoàn và mào tinh hoàn.
    • Đã lan rộng đến các mạch máu hay mạch bạch huyết ở tinh hoàn.
    • Khối u có thể đã lan đến lớp ngoài màng tế bào xung quanh.
  • Giai đoạn IS:
    • Ung thư có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào.
    • Cụ thể: trong tinh hoàn, dây thần kinh, bìu, phần khác của tinh hoàn.

Giai đoạn II của ung thư tinh hoàn:

  • Trong giai đoạn IIA:
    • Ung thư ở bất cứ đâu trong tinh hoàn, dây thần kinh hoặc bìu.
    • Tế bào K lan đến 5 hạch bạch huyết ở bụng.
    • Kích thước khối u nhỏ hơn 2 cm.
  • Trong giai đoạn IIB:
    • Ung thư ở bất cứ nơi nào trong tinh hoàn, dây thần kinh, hoặc bìu tụ.
    • Lan rộng đến 5 hạch bạch huyết ở bụng.
    • Ít nhất một trong số các hạch bạch huyết lớn hơn 2 cm.
    • Không có khối u nào lớn hơn 5 cm.
    • Hoặc đã lan đến hơn 5 hạch bạch huyết.
    • Các hạch bạch huyết không lớn hơn 5 cm.
  • Trong giai đoạn IIC:
    • Ung thư ở bất cứ nơi nào tinh hoàn, dây thần kinh, bìu tụ.
    • Lan đến một hạch bạch huyết ở bụng lớn hơn 5 cm.

Giai đoạn III của ung thư tinh hoàn:

  • Trong giai đoạn IIIA:
    • Khối u có thể lan đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết.
    • Lan ở bụng và lan sang các hạch bạch huyết xa hoặc phổi.
  • Trong giai đoạn IIIB:
    • Khối u có thể phân mảnh.
    • Lan đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết.
    • Lan ra ở bụng, hạch bạch huyết xa hoặc phổi.
  • Trong giai đoạn IIIC:
    • Khối u có thể lan đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết.
    • Lan đến ở bụng, hạch Lympho xa hoặc phổi.
    • Hoặc ung thư ở bất cứ đâu trong tinh hoàn, dây thần kinh, bìu.
    • Có thể lan đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết ở bụng.
    • Không lan sang các hạch bạch huyết xa hoặc phổi.
    • Nhưng đã lan ra các phần khác của cơ thể.

Giai đoạn IV của bệnh ung thư tinh hoàn:

  • Khối u lan rộng và xâm chiếm sâu vào trong hệ bạch huyết.
  • Ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Các thời kỳ phát triển của bệnh K tinh hoàn diễn ra khá phức tạp. Việc xác định giai đoạn tiến triển của bệnh là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp bác sĩ xây dựng được phác đồ điều trị hợp lý cho từng bệnh nhân. Hiệu quả chữa bệnh vì thế sẽ tối ưu nhất. Đem lại cơ hội sống nhiều nhất cho người bệnh ung thư tinh hoàn.

Các giai đoạn tiến triển của ung thư tinh hoàn

Các giai đoạn tiến triển của ung thư tinh hoàn

Gia tăng ung thư tinh hoàn ở người trẻ tuổi|

Phòng ngừa bệnh ung thư tinh hoàn

Phòng ngừa bệnh ung thư tinh hoàn như thế nào? Dù ung thư tinh hoàn không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân gia đình. Do đó, nên trang bị những kiến thức phòng tránh bệnh thật tốt. Cách tốt nhất để phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư tinh hoàn là:

  • Không hút thuốc lá, không uống rượu.
  • Ăn uống tập luyện khoa học.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
  • Người có các yếu tố nguy cơ nên tái khám thường xuyên hơn.
  • Tự kiểm tra: nên tự kiểm tra tinh hoàn 1 lần/tháng.
  • Kiểm tra tinh hoàn đơn giản nhất là sau mỗi lần tắm.
  • Cách tự kiểm tra tinh hoàn:
    • Tự kiểm tra tinh hoàn bằng 2 tay.
    • Ngón giữa ở dưới và ngón cái ở trên tinh hoàn.
    • Nắn nhẹ nhàng 2 bên tinh hoàn.
    • Kiểm tra mào tinh.
    • Vị trí hay gặp u tinh hoàn là phía hai bên.

Phòng tránh bệnh K tinh hoàn cũng tương tự như phòng ngừa một vài bệnh ung thư khác. Việc có người thân từng mắc K tinh hoàn sẽ khiến bạn đối diện với nguy cơ mắc cao hơn. Chính vì vậy, nếu trong gia đình từng điều trị ung thư tinh hoàn; cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện điều độ. Và đặc biệt vì sức khỏe của bản thân, nên có chế độ thăm khám định kỳ.

Phòng ngừa bệnh ung thư tinh hoàn

Phòng ngừa bệnh ung thư tinh hoàn

Bệnh lýBệnh ung thư tinh hoàn.
Nguyên nhânTuổi tác, chủng tộc, tiền sử quai bị,…
Biểu hiệnĐau bụng, vùng bìu sưng to,…
Chẩn đoánSiêu âm, X quang, chụp xạ hình xương,…
Điều trịPhẫu thuật, xạ trị, hóa trị,…
Giai đoạnCác giai đoạn bệnh ung thư tinh hoàn.
Phòng ngừaKhông hút thuốc lá, khám sức khỏe định kỳ,…
Nên ănSữa, trứng luộc, thịt nạc, rau xanh,…
Nên kiêngThực phẩm chế biến sẵn, đồ cay, nhiều gia vị,…

Các biện pháp chẩn đoán ung thư tinh hoàn

Các biện pháp chẩn đoán ung thư tinh hoàn như thế nào? Tiên lượng ung thư tinh hoàn tương đối khả quan. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Khi phát hiện khối đặc bất thường trong bìu, dù không đau vẫn cần đến viện chuyên khoa nam học; để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chẩn đoán ung thư tinh hoàn dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng. Cụ thể như sau:

  • Siêu âm bìu.
  • Siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính ổ bụng.
  • Mô bệnh học.
  • X quang ngực.
  • Các chất chỉ điểm u: AFP, HCG và LDH.
  • Chụp xạ hình xương nếu có nghi ngờ tổn thương xương.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh K tinh hoàn hết sức cơ bản và đã được kể ra ở trên. Ung thư tinh hoàn là căn bệnh hiếm gặp; có thể điều trị triệt để và có tiên lượng khá tốt trong nhóm các ung thư đường sinh dục. Ung thư tinh hoàn đang có xu hướng trẻ hóa ở nam giới; căn bệnh âm thầm này có thể tấn công bất cứ lúc nào. Hãy chú ý đến sức khỏe của bản thân và thực hiện tầm soát ung thư hàng năm. Nên gặp bác sĩ ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường của tinh hoàn.

Các biện pháp chẩn đoán ung thư tinh hoàn

Các biện pháp chẩn đoán ung thư tinh hoàn

Các biện pháp điều trị ung thư tinh hoàn

Các biện pháp điều trị ung thư tinh hoàn là gì? Dù là bệnh hiếm gặp nhưng nếu không phát hiện, điều trị sớm bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, còn làm giảm chất lượng sống, có thể dẫn đến hiếm muộn và tử vong. Do đó, nam giới cần tự kiểm tra tinh hoàn để có thể phát hiện và điều trị kịp thời. Điều trị phụ thuộc vào loại ung thư (u dòng tinh, u không phải dòng tinh), giai đoạn của bệnh.

Ung thư tinh hoàn dạng u tinh:

  • Là loại u nhạy cảm với xạ trị.
  • Giai đoạn đầu bệnh nhân được xạ trị vào vùng dưới cơ hoành.
  • Chủ yếu xạ trị vào hạch chậu bẹn, hạch cạnh động mạch chủ.
  • Giai đoạn sau có thể sử dụng hóa chất bổ trợ.

Ung thư tinh hoàn u không phải dòng tinh:

  • Phẫu thuật kèm vét hạch được áp dụng trong trường hợp khối u nhỏ.
  • Xạ trị nếu u đã lan sang các hạch bạch huyết lân cận.
  • Hóa chất nếu bệnh đã di căn xa.

Điều trị ung thư tinh hoàn có các phương pháp cụ thể sau:

  • Phẫu thuật.
  • Phẫu thuật hạch bạch huyết.
  • Xạ trị.
  • Hóa trị.
  • Liệu pháp thay thế Hormone.

Các phương pháp chữa bệnh ung thư tinh hoàn đã được nêu ra ở trên. Sau quá trình điều trị, bệnh nhân nên theo dõi sức khỏe định kỳ. Nên thăm khám lâm sàng, chụp CT vùng chậu, bụng. Tái khám 3 tháng/lần trong năm đầu. Sau đó 6 tháng/lần trong 2 năm tiếp theo. Rồi mỗi năm 1 lần. Hãy chụp X quang phổi và CT ngực nếu lâm sàng nghi ngờ bị ung thư tinh hoàn.

Các biện pháp điều trị ung thư tinh hoàn

Các biện pháp điều trị ung thư tinh hoàn

Chế độ ăn uống cho người bị ung thư tinh hoàn

Chế độ ăn uống cho người bị ung thư tinh hoàn như thế nào? Yếu tố rất quan trọng hàng đầu trong quá trình điều trị bệnh ung thư nói chung; ung thư tinh hoàn nói riêng là xây dựng một chế độ ăn uống khoa học. Vậy, nên ăn gì khi bị ung thư tinh hoàn? Dưới đây là gợi ý về chế độ ăn uống cho người ung thư tinh hoàn. Bạn đọc có thể tham khảo:

  • Đảm bảo đủ Vitamin và các loại dưỡng chất thiết yếu.
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày.
  • Thực phẩm nên được làm sạch và nấu chín.
  • Bổ sung rau xanh, trái cây đảm bảo chất xơ cần cho cơ thể.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu Estrogen và Bioflavonoid.

Thêm vào đó, cần bổ sung vào thực đơn những thực phẩm nhiều dưỡng chất. Cụ thể như:

  • Sữa, sản phẩm làm từ sữa: phô mai, sữa chua, sữa lắc,…
  • Trứng luộc.
  • Gà, thịt nạc, gà tây.
  • Cá gồm cá nước ngọt và nước mặn, cùng các loại sò hến.
  • Đu đủ: chứa hàm lượng Vitamin C, Beta-cryptoxanthin và Zeaxanthin rất dồi dào.
  • Quả mâm xôi: giàu dinh dưỡng, ngăn sự phát triển tế bào nhiễm HPV.
  • Trà xanh: giàu chất chống Oxy hóa, ngăn chặn chất Urokinase.
  • Măng tây: ngăn tế bào K phát triển, tăng khả năng miễn dịch.
  • Cà rốt: cung cấp dưỡng chất, ức chế sự phát triển tế bào K.
  • Cá hồi: giàu Axit béo Omega-3 và chất chống ung thư Astaxanthin.
  • Nghệ: tiêu diệt tế bào gây hại, ức chế ung thư di căn.
  • Bông cải xanh: hạn chế lây lan tế bào K, bổ sung khoáng chất.
  • Rau Arugula: ngăn ngừa chất độc hại, ức chế lây lan tế bào K.
  • Quả cherry: chứa Perillyl phá vỡ tế bào K, giúp không di căn.
  • Mầm cải Brussels: có Indole-3-carbinol thúc đẩy quá trình giải độc.
  • Các loại hạt, lúa mì, gạo lứt, bột yến mạch, bánh mì ngũ cốc,…
  • Các loại đậu: đậu nành, sản phẩm từ đậu nành, đậu Hà Lan,…

Chế độ dinh dưỡng cho người bị K tinh hoàn hợp lý rất quan trọng. Chế độ ăn uống an toàn sẽ cải thiện sức khỏe, hỗ trợ điều trị ung thư thuận lợi hơn. Những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị; nên kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý với những liệu pháp điều trị bệnh của bác sĩ; để đem lại kết quả chữa bệnh tốt nhất.

Chế độ ăn uống cho người bị ung thư tinh hoàn

Chế độ ăn uống cho người bị ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn kiêng ăn gì?

Ung thư tinh hoàn kiêng ăn gì? Đây có lẽ cũng là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Thực phẩm đưa vào cơ thể đúng cách sẽ tăng sức đề kháng, tiếp thêm sức lực cho bệnh nhân. Ngược lại, sai cách sẽ khiến cơ thể gặp rắc rối, cơn đau có thể trở nên dữ dội. Vậy bệnh nhân ung thư tinh hoàn không nên ăn những thực phẩm như thế nào? Dưới đây là một vài thực phẩm bệnh nhân ung thư tinh hoàn không nên sử dụng. Cụ thể là:

  • Thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh.
  • Thực phẩm cay nhiều gia vị.
  • Hạn chế đồ ăn lên men chua, mặn.
  • Rượu bia và chất kích thích.
  • Các loại thịt đỏ.

Bệnh K tinh hoàn không nên ăn những loại thức ăn kể ở trên. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, kiêng món ăn độc hại; đó là yếu tố quan trọng cải thiện bệnh ung thư tinh hoàn. Dinh dưỡng mà bệnh nhân ung thư tinh hoàn cần ở mỗi giai đoạn là khác nhau. Chính vì thế, việc tham khảo lời khuyên của bác sĩ điều trị là điều nhất thiết cần thực hiện.

Ung thư tinh hoàn kiêng ăn gì?

Ung thư tinh hoàn kiêng ăn gì?

Xem thêm: https://suckhoedoisong.vn/nhan-biet-va-phong-ung-thu-tinh-hoan-n161260.html

Xét nghiệm nhiễm khuẩn âm đạo Gestodene + Ethinyl Estradiol Gemcitabine Androstenediones Gelatin Tác dụng nấm lim xanh chữa bệnh gì cách uống nấm lim rừng đúng

Rate this post
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

hiennt.utvn

Rate this post
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!