Bệnh ung thư tinh hoàn thường gặp ở đối tượng nào?
Ung thư tinh hoàn là một căn bệnh khá hiếm gặp, dù chỉ chiếm 1% trong số các căn bệnh ung thư ở nam giới nhưng lại rất nguy hiểm. Đặc biệt, tỷ lệ thành công trong việc điều trị căn bệnh này so với các bệnh khác là cao nhất, với 98% ca mắc bệnh có thể sống tiếp ít nhất 10 năm sau đó.
Những người cao lớn
Đối với nam giới có chiều cao từ 1,75 m trở lên sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn cao hơn những người có chiều cao khiêm tốn khoảng 13%. Theo một số nghiên cứu thì giữa chiều cao và bệnh ung thư tinh hoàn có mối liên hệ mật thiết, tuy nhiên nguyên nhân của mối liên hệ này vẫn là một ẩn số.
Các yếu tố như tiền sử gia đình, thừa hưởng gene lỗi chiếm tới 20% nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn. Cũng theo các nhà khoa học, một số yếu tố khác như lịch sử y học, tuổi tác và bệnh tinh hoàn không tụt vào trong… cũng là những nguyên nhân gây bệnh.
Nam giới có tinh hoàn ẩn
Đây là hiện trạng bất thường khi tinh hoàn không nằm trong bìu mà dừng lại trên đường di chuyển ở thời kỳ phôi thai. Tinh hoàn ẩn thường xuất hiện ở các lứa tuổi sơ sinh (3-5%), 3 tuổi (0,8%) và khi đã trưởng thành thì lại khá hiếm gặp (0,25-0,1%).
Người có tinh hoàn ẩn đối diện với nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn khá cao (2,5 – 14%). Tuy nhiên, chứng tinh hoàn ẩn này hoàn toàn có thể được ngăn ngừa bằng cách phẫu thuật trước khi bé trai đến tuổi dậy thì.
Nam giới ở độ tuổi 20 – 45
Nam giới ở độ tuổi từ 20 đến 45 thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn cao hơn những người quá trẻ hoặc quá già. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa có lời giải đáp về hiện tượng này.
Những người hay mặc quần chật, bó sát
Theo PGS Guy Toner thuộc Trung tâm Ung thư Peter MacCallum (Australia), trong bộ phận sinh sản của nam giới, bìu là một túi nhỏ chứa hai tinh hoàn và luôn giữ chúng ở nhiệt độ thấp hơn khoảng 2,5 độ C so với thân nhiệt trung tâm. Các cơ xung quanh bìu sẽ giãn ra và tinh hoàn được kéo xa khi nhiệt độ môi trường tăng cao.
Việc mặc quần chật, bó sát thường xuyên sẽ khiến nhiệt độ của “túi hạt” cao hơn bình thường, cơ quan sinh dục bị ép chật, gây bí hơi, không có lợi cho sức khỏe tinh hoàn. Điều này sẽ gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn ở nam giới.
Đối tượng có người thân mắc bệnh
Yếu tối di truyền là một những yếu tố cần lưu ý nhất, nếu trong gia đình từng có người thân mắc ung thư thì những thành viên cũng dễ bị mắc căn bệnh này. Theo ước tính, những người có bố mắc bệnh sẽ có nguy cơ ung thư tinh hoàn cao hơn 3 – 4 lần so với người bình thường. Bên cạnh đó, nếu anh em trai cùng một thế hệ bị bệnh thì tỉ lệ mắc bệnh của người còn lại cũng cao hơn.
Người nhiễm vi rút HIV
Đối với những người nhiễm vi rút HIV, hệ miễn dịch trong cơ thể bị suy giảm nghiêm trọng. Từ đó, bệnh nhân dễ dàng bị tấn công bởi căn bệnh ung thư tinh hoàn và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Người hút thuốc lá
Trong khói thuốc có chứa khoảng 4.000 hoá chất khác nhau, đặc biệt có chứa 69 chất độc hại gây ung thư. Hút thuốc lá không chỉ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư vòm họng mà còn tăng nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn.
Để tránh xa căn bệnh rắc rối này, chúng ta cần thay đổi thói quen ăn uống và duy trì lối sống lành mạnh. Hãy bảo vệ sức khỏe của chính mình ngay bây giờ!
Nguồn báo: http://baodatviet.vn/doi-song/suc-khoe/nhung-nguoi-de-mac-ung-thu-tinh-hoan-3054460/
Bài viết tương tự
Dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn đầu: Biết để điều trị kịp thời Thuốc chữa hội chứng ruột kích thích nào tốt và hiệu quả? Lời khuyên cho người đái tháo đường chán ăn, bỏ bữa 9 tác hại của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe của bạn Bạn biết gì về ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ? Giải đáp những câu hỏi thường gặp khi sử dụng Nấm lim xanhBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Ung thư tinh hoàn với nguyên nhân và biểu hiện các giai đoạn bệnh
Ung thư tinh hoàn là gì? Những dấu hiệu K tinh hoàn giai đoạn cuối. Nguyên nhân và các giai đoạn ung thư tinh hoàn. Phòng ngừa K tinh hoàn như thế nào? Các biện pháp chẩn đoán và chữa trị bệnh. Bệnh nhân ung thư tinh hoàn nên ăn gì và kiêng gì? Ung…
- Ung thư tinh hoàn: Nhận biết sớm, điều trị nhanh
- Chờ chết vì nhầm lẫn giữa ung thư tinh hoàn và táo bón
- Cách phát hiện ung thư tinh hoàn giúp điều trị khỏi hoàn toàn
- Cách đối phó với cơn đau do ung thư tinh hoàn
- Những cách ngừa ung thư tinh hoàn hiệu quả
- Những nguyên nhân phổ biến của ung thư tinh hoàn