Ung thư tuyến tiền liệt: cân nhắc phương pháp điều trị
- Áp dụng thành công phương pháp điều trị ung thư tại Việt Nam
- Bệnh viện điều trị ung thư gan thành công bằng phương pháp mới
- Các phương pháp điều trị ung thư mắt
Hai công trình nghiên cứu về các liệu pháp trị liệu ung thư tuyến tiền liệt tiên tiến nhất đối với những bệnh nhân ở thời kì đầu là phẫu thuật và kỹ thuật xạ trị đều cho thấy phản ứng phụ có thể kéo dài đến 3 năm và có khác biệt đáng kể tùy thuộc cách trị liệu.
Kết quả nghiên cứu
Trong nghiên cứu thứ nhất, TS Daniel Barocas tại ĐH Vanderbilt ở TP Nashville (Mỹ) và cộng sự đã khảo sát trên 2.550 bệnh nhân bị chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt trong năm 2011 và 2012, tất cả đều bị khối u hạn chế hoạt động của tuyến tiền liệt. Trong số này có 60% sử dụng phương pháp phẫu thuật; 23% được xạ trị bằng thiết bị bên ngoài và 17% được chữa trị bằng phương pháp giám sát tích cực – nghĩa là chỉ theo dõi chặt chẽ bằng xét nghiệm máu và sinh thiết, rồi bắt đầu trị liệu khi có bằng chứng ung thư tiến triển thêm. Sau ba năm, nhóm người trải qua phẫu thuật có mức độ chức năng tình dục thấp nhất. Họ cũng gặp nhiều khó khăn hơn với chứng không kiểm soát tiểu tiện, theo đó, có 14% trong nhóm đã phẫu thuật gặp vấn đề rò rỉ nước tiểu nặng và trung bình. Trong khi đó, tỉ lệ này ở 2 nhóm kia chỉ ở mức từ 5% đến 6%. Nhóm bệnh nhân điều trị bằng xạ trị dẫn đầu về tác dụng phụ lên đường ruột nhưng triệu chứng này giảm bớt nhiều khi đến năm thứ ba.
Nghiên cứu thứ hai được thực hiện bởi các nhà khoa học tại ĐH Bắc Carolina trên hơn 1.100 bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn đầu cũng cho kết quả tương tự. Đó là phương pháp phẫu thuật dẫn tới nguy cơ rối loạn chức năng tình dục và rò rỉ nước tiểu cao nhất, với 57% bệnh nhân cho biết chức năng tình dục kém ở 2 năm sau phẫu thuật. Bệnh nhân được xạ trị bằng thiết bị bên ngoài cũng dễ bị rắc rối ở đường ruột trong thời gian không quá dài. Đặc biệt, nghiên cứu này còn ghi nhận thêm bệnh nhân cũng dễ bị nghẽn và kích thích đường tiết niệu trong những trường hợp xạ trị bằng phương pháp cấy “hạt” chứa chất phóng xạ vào tuyến tiền liệt.
Ý kiến chuyên gia về việc tiếp nhận các biện pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Theo TS Barocas, trước khi lựa chọn phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ về hoàn cảnh và sự cảm nhận về bệnh trạng của mình và tìm hiểu tác dụng phụ của từng phương pháp. Các trường hợp bệnh nhân đã bị suy giảm chức năng tình dục và chấp nhận điều đó thì dạng tác dụng phụ này không cần phải cân nhắc nữa. Hay đối với bệnh nhân mà nguy cơ ung thư tiến triển thấp thì mọi tác dụng phụ đều không thể chấp nhận.
TS Barocas khuyến nghị trường hợp bệnh nhân có thuộc nhóm nguy cơ ung thư tiến triển thấp với các đặc trưng là ít mức độ ác tính, ung thư tăng trưởng chậm và không đe dọa tính mạng bệnh nhân nên lựa chọn biện pháp giám sát tích cực là tốt nhất để tránh mọi dạng phản ứng phụ. Còn sẽ là sai lầm nghiêm trọng khi bệnh nhân có khối u tuyến tiền liệt ác tính lại chỉ yêu cầu giám sát tích cực mà không điều trị ngay, vì trường hợp này sẽ dẫn tới nguy cơ tử vong cao.
Một số trong nhóm bệnh nhân chọn giải pháp giám sát tích cực có thể bị rối loạn lo âu hoặc trầm cảm. Tuy nhiên, theo ghi nhận của GS Freddie Hamdy thuộc ĐH Oxford (Anh), tỉ lệ trầm cảm và lo âu ở nhóm bệnh nhân lựa chọn được giám sát tích cực không cao hơn so với những bệnh nhân khác được chữa trị ung thư ngay. Ông nhận định: “Lo lắng xảy ra ở bệnh nhân có nhiều khả năng liên quan đến chẩn đoán ung thư và thực tế họ phải sống với hậu quả của bệnh tật chứ không hẳn chỉ từ phương pháp điều trị mà họ nhận được”.
Nghiên cứu của GS Hamdy cũng cho thấy trong phẫu thuật hiện đại có sự tham gia của robot (người máy), tác dụng phụ so với phẫu thuật truyền thống cũng tương đương nhau chứ không thay đổi đáng kể.
Một số tác dụng phụ thường gặp : Rối loạn cương dương, rối loạn tiêu hóa, rối loạn lo âu hoặc trầm cảm, mất khả năng sinh sản.
Các tác dụng phụ trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt phụ thuộc vào từng phương pháp hỗ trợ điều trị và triệu chứng, thể trạng của từng bệnh nhân. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra phương pháp phù hợp.
Nguồn: http://thitruong.nld.com.vn/suc-khoe/ung-thu-tuyen-tien-liet-doi-dieu-can-nhac-20170326174023606.htm
Bài viết tương tự
Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai Cây bách giải 5 điều cần chú ý khi sử dụng Nấm linh chi Dấu hiệu nhận biết bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em Cây ưu độn thảo Hình ảnh nấm lim xanh rừng tự nhiên với các loại nấm lim xanh thậtBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Ung thư tuyến tiền liệt với nguyên nhân và dấu hiệu K tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt với các giai đoạn và dấu hiệu bệnh. Nguyên nhân, đối tượng dễ mắc K tiền liệt tuyến. Cách điều trị và phòng chống ung thư tuyến tiền liệt bằng Đông y. Thực đơn cho người K tuyến tiền liệt. Bệnh K tuyến tiền liệt kiêng ăn gì? Ung thư…
- Những điều ít ai biết về bệnh ung thư tuyến tiền liệt
- Những loại quả giúp tiêu diệt tế bào ung thư tuyến tiền liệt
- Thám tử, họa sĩ dễ mắc ung thư tuyến tiền liệt
- Thực phẩm xanh đỏ ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt
- Nam giới cao to dễ mắc ung thư tuyến tiền liệt hơn
- Những lầm tưởng thường gặp về ung thư tuyến tiền liệt