Những dấu hiệu phát hiện sớm 6 loại ung thư phổ biến hiện nay
- Cách phát hiện ung thư vú kịp thời
- “Chiều cao” và “ung thư” có liên quan với nhau?
- “Cực sốc” với bài thuốc chữa viêm loét dạ dày bằng rau bắp cải
Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn). Ung thư là căn bệnh cực kì nguy hiểm và khó để điều trị nhưng phát hiện bệnh sớm thì khả năng chữa được bệnh càng cao. Giáo sư Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K cho biết một số dấu hiệu phát hiện sớm 6 loại ung thư phổ biến.
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ. Bệnh có thể chữa khỏi 100% nếu phát hiện ở giai đoạn tiền lâm sàng. Phụ nữ từ 20 tuổi trở lên nên thường xuyên tự khám vú sau khi sạch kinh 5 ngày.
Các bước tự khám vú:
- Quan sát:
- Xuôi tay, quan sát xem có các thay đổi ở vú như u cục, dày lên, lõm da hoặc thay đổi màu sắc da.
- Vòng tay ra sau gáy, sau đó quan sát lại.
- Chống tay lên hông làm cử động đưa ngực lên xuống bằng động tác nâng vai lên hoặc hạ vai xuống. Động tác này làm rõ hơn các thay đổi ở vú nếu có.
- Sờ nắn:
- Nặn nhẹ đầu vú xem có dịch chảy ra hay không.
- Vòng tay phải ra sau gáy, dùng tay trái sờ nắn vú phải, 4 ngón tay đặt sát vào nhau thành một mặt phẳng, ép đều đặn lên các vùng khác nhau của tuyến vú vào thành ngực theo hướng vòng xoáy ốc từ đầu vú ra phía ngoài.
- Kiểm tra từng vùng của vú và cả về phía hố nách.
Những dấu hiệu cảnh báo ung thư vú:
- Xuất hiện khối u hoặc phần thịt dày lên gần ngực hoặc nách.
- Núm vú bị co rút, thụt vào bên trong.
- Da ở vùng ngực, quần vú hoặc núm vú bị đỏ, thay đổi màu sắc hoặc nhăn nheo.
- Hình dạng hoặc kích thước vú thay đổi.
- Núm vú bị chảy dịch.
Nếu có những dấu hiệu trên bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để khám tìm ra nguyên nhân.
Lời khuyên của các chuyên gia: phụ nữ từ 30 tuổi trở lên đi khám định kỳ tại các chuyên khoa 1-3 năm một lần. Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên cần định kỳ chụp X-quang tuyến vú.
- Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung chỉ đứng thứ 2 sau ung thư vú về mức độ phổ biến.
- Khám phụ khoa: bao gồm kiểm tra cổ tử cung và các cơ quan khác trong vùng khung chậu; có thể lấy tế bào âm đạo làm xét nghiệm.
- Xét nghiệm tế bào học âm đạo: tế bào trên bề mặt cổ tử cung và âm đạo được lấy để xét nghiệm. Phương pháp này khá chính xác, cho phép phát hiện những biến đổi rất sớm của tế bào.
- Nghiệm pháp axit axêtic: thực hiện bằng cách chấm cổ tử cung bằng dung dịch axít axêtic 3-5% và quan sát bằng mắt thường để phát hiện những bất thường bao gồm các tổn thương tiền ung thư. Phương pháp này đơn giản, rẻ tiền, tương đối chính xác, có hiệu quả cao để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
- Nghiệm pháp lugol: Là phương pháp chấm tổ tử cung bằng dung dịch logul 5% và quan sát bằng mắt thường. Bình thường các tế bào của cổ tử cung bắt màu nâu khi chấm dung dịch này, nếu có bất thường sẽ có màu nâu nhạt hoặc vàng. Phương pháp này tương đối đơn giản, rẻ tiền mà lại có hiệu quả.
- Soi cổ tử cung: Sử dụng máy soi phóng đại hình ảnh cổ tử cung để quan sát tổn thương dễ dàng hơn. Có thể kết hợp chấm axit axêtíc hoặc dung dịch lugol như trên. Bác sĩ thường tiến hành soi khi các xét nghiệm trên có dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ bất thường khi kiểm tra bằng mắt. Nếu có tổn thương nghi ngờ, các xét nghiệm sinh thiết sẽ được tiến hành để chẩn đoán bệnh.
Lời khuyên của chuyên gia: phụ nữ sau khi bắt đầu quan hệ tình dục 3 năm nên khám sàng lọc ung thư cổ tử cung mỗi năm một lần.
- Ung thư đại – trực tràng
Đây là căn bệnh có tỉ lệ mắc đứng thứ 3 và có xu hướng tăng mạnh ở nước ta trong thời giai gần đây.
- Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân: Các polyp hoặc khối u ác tính của đại tràng và trực tràng dễ bị chảy máu khi phân đi qua. Khi máu chảy với số lượng ít sẽ không thể thấy được bằng mắt thường. Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân có thể phát hiện được lượng máu nhỏ này.
Những người có xét nghiệm dương tính sẽ nguy cơ cao bị ung thư đại – trực tràng và cần được soi toàn bộ đại tràng.
- Soi toàn bộ đại tràng: Đây là phương pháp tốt nhất hiện nay trong sàng lọc ung thư đại – trực tràng. Trong khi soi nếu phát hiện tổn thương nghi ngờ ung thư hoặc tiền ung thư, các bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết.
Lời khuyên của chuyên gia: những người từ 50 tuổi trở lên nên làm 2 loại xét nghiệm này mỗi ăn một lần.
- Ung thư khoang miệng
Đây là loại ung thư hay gặp của vùng đầu cổ, liên quan nhiều tới hút thuốc, ăn trầu, uống rượu… Để có thể phát hiện sớm, bạn nên quan sát khoang miệng qua soi gương mỗi khi đánh răng. Khi thấy những vết, mảng hơi đỏ hoặc trắng ở niêm mạc miệng, vết thương ở khoang miệng khó liền, chảy máu ở khoang miệng, há miệng bị hạn chế, sờ thấy u bất thường… thì đến bác sĩ chuyên khoa khám.
Lời khuyên của chuyên gia: nên đi khám ung thư khoang miệng 3 năm một lần đối với người trên 20 tuổi và hàng năm đối với người trên 40 tuổi, đặc biệt là những người hút thuốc lá, thuốc lào.
- Ung thư da
Đây là loại ung thư dễ chẩn đoán bằng mắt thường, có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm. Để phát hiện sớm mọi người có thể tự quan sát toàn bộ da cơ thể, đặc biệt là các vùng da hở, tốt nhất là sau mỗi lần tắm.
Những biểu hiện của bệnh gồm: vết loét dai dẳng, thỉnh thoảng chảy máu, nổi cục có thể ở vùng da bị sừng hóa do ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời, một vết đốm đỏ nhạt kéo dài dai dẳng với xước trợt nhẹ…
Bênh cạnh đó ung thư hắc tố là một loại ung thư da rất hay liên quan đến nối ruồi. Cần lưu ý các dấu hiệu như thay đổi về màu sắc, kích thước, hình dáng, đường viền, bề mặt các nốt ruồi…
Lời khuyên của chuyên gia: bạn nên đi khám định kỳ 3 năm một lần ở tuổi từ 30 trở lên và khám hàng năm sau tuổi 40 để sớm phát hiện ung thư da nếu có.
- Ung thư tuyến giáp
Khi phát hiện khối u hoặc khối hạch ở cổ nên đi khám. Có một số trường hợp không biểu hiện gì cho đến khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Nếu cơ thể bạn xuất hiện một trong những biểu hiện bất thường dưới dây thì bạn nên đi khám: Khối u ở cổ hoặc thấy cổ to ra, đau ở vùng trước cổ, khan tiếng hoặc thay đổi giọng nói kéo dài, khó thở hoặc ho kéo dài.
Lời khuyên của chuyên gia: bạn nên tự khám cổ 2 lần trong một năm để xem có khối u nào ở cổ hay không.
Các phương pháp được nêu ở trên rất hiệu quả trong việc tìm ra dấu hiệu phát hiện sớm 6 loại ung thư. Nghe theo lời khuyên của các chuyên ra để có thể sớm phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
Bài viết tương tự
Diệp hạ châu đắng| chó đẻ răng cưa Rễ Bồ Công Anh khô Ngô thù du Các bài thuốc từ ớt Táo Mèo Sapa Khô/ Sơn tra Nấm lim xanh chữa bệnh ung thư gan có hiệu quả không?Bài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Rụng tóc nhiều có phải triệu chứng của bệnh ung thư?
Tóc bị rụng theo mùa có phải triệu chứng ung thư? Chị Trần Minh Huyền (26 tuổi, ở Thạch Thất, Hà Nội) than thở: “Khoảng 2 tháng nay, khi đưa tay vuôt tóc thấy bị rụng rất nhiều. Trước đây, tôi luôn cho rằng tóc mình khỏe nên hơi “lơ là” việc chăm sóc tóc.…
- 9 dấu hiệu giúp phát hiện bệnh ung thư
- Những vị trí đau trên cơ thể cảnh báo bệnh ung thư
- Tốp 8 dấu hiệu cảnh báo ung thư bạn cần biết
- Tiết dịch như màu sữa có phải triệu chứng ung thư?
- Những triệu chứng của bệnh ung thư ở trẻ em
- Dấu hiệu cảnh báo ung thư ở nam giới bạn không nên bỏ qua