Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư trực tràng
- Nguyên nhân gây ung thư trực tràng phần lớn là do uống rượu bia
- Nhạc sỹ Trần Lập qua đời vì ung thư trực tràng
- Những điều nên biết về cách phòng chống ung thư trực tràng
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư trực tràng
Khi thực hiện bất kỳ một ca mổ nào, bệnh nhân đểu phải được chăm sóc ở một chế độ đặc biệt. Cần phải theo dõi sát tình trạng mạch, huyết áp, thân nhiệt, nhịp thở (gọi chung là các dấu hiệu sinh tồn). Duy trì dịch truyền trong vài ngày đầu sau mổ nhằm cân bằng nước, điện giải cho người bệnh. Việc giảm đau sau mổ được hỗ trợ bởi máy bơm tiêm tự động, giúp bệnh nhân tự giảm đau theo đúng liều lượng thuốc đã được tính toán.
Vận động nhẹ sau mổ
Việc tập vận động sớm, tập hít thở và ăn uống sau ngày mổ là việc quan trọng, cần hướng dẫn bệnh nhân một cách chu đáo. Không cần thiết chờ đợi khi có nhu động ruột trở lại như quan điểm trước đây. Hạn chế đặt ống thông như ống thông mũi – dạ dày, ống thông tiểu… hay dẫn lưu chỉ đặt khi thật sự cần thiết. Các bác sĩ sẽ thăm khám bụng người bệnh mỗi ngày, sờ nắn bụng để đánh giá tình trạng của phúc mạc, theo dõi sát sự hoạt động trở lại của ruột. Những bất lợi sau phẫu thuật ung thư trực tràng mà các bác sĩ luôn lo lắng là tình trạng xì rò miệng nối, bị dính ruột và tắc đường ruột gây chướng bụng, không đại tiện được. Những bệnh nhân béo phì, nhất là ở phụ nữ, rất dễ bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu nếu không tập vận động sớm sau mổ. Ngoài ra, những bệnh nhân lớn tuổi và đặc biệt những bệnh nhân có bệnh lý mạn tính kèm theo như tim mạch hay tiểu đường sẽ góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng sau mổ.
Thực đơn của bệnh nhân phải thật khoa học
Dinh dưỡng cho bệnh nhân sau mổ ung thư trực tràng là vô cùng quan trọng. Cần bồi bổ, tăng dinh dưỡng và năng lượng cho người bệnh để hỗ trợ làm lành vết thương, chống nhiễm trùng và hồi phục sức khỏe sau cuộc mổ. Bệnh nhân suy dinh dưỡng trước mổ sẽ làm thời gian hồi phục kéo dài, vết thương chậm lành và biến chứng nhiễm trùng vết mổ là không thể tránh khỏi, do đó cần chăm sóc dinh dưỡng tích cực trước mổ. Hơn một nửa bệnh nhân mắc các bệnh ung thư khác nhau được điều trị đầu tiên bằng phẫu thuật. Các bác sĩ có thể cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần cơ quan bị bệnh, chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng ăn và tiêu hóa thức ăn. Ở những bệnh nhân phẫu thuật vùng đầu cổ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi động tác nhai, nuốt, nếm, ngửi thức ăn, và nuốt nước bọt. Khi phẫu thuật thực quản, dạ dày, ruột non, đại trực tràng thì sẽ ảnh hưởng đến sự vận chuyển thức ăn và tiêu hóa thức ăn. Một điều quan trọng không thể bỏ qua là cảm xúc căng thẳng về cuộc mổ cũng ảnh hưởng đến sự ngon miệng của người bệnh.
Phẫu thuật điều trị ung thư trực tràng có thể sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng đường ruột. Vì vậy cần có liệu pháp dinh dưỡng để lấy lại sự cân bằng này. Cần thực hiện những phương pháp như: bổ sung dinh dưỡng đường uống, dinh dưỡng qua đường ruột, dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch, các loại thuốc làm tăng sự thèm ăn. Tránh các loại nước uống có ga và các loại thức ăn gây ra khí như đậu, đậu Hà Lan, bông cải xanh, bắp cải, củ cải, dưa chuột… Chọn thức ăn giàu protein và nhiều calo như trứng, phó mát, sữa, kem, các loại hạt, bơ đậu phộng, thịt, gia cầm, cá… Ở những bệnh nhân bị táo bón, nên tăng thêm chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày với ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau củ quả, trái cây…. Việc hồi phục chức năng sinh lý đường ruột của bệnh nhân ung thư đại trực tràng trở về bình thường khoảng một tuần sau mổ. Chế độ ăn không thay đổi so với trước mổ, tuy nhiên ở những bệnh nhân bị bệnh ung thư trực tràng (ruột kết) cần giảm bớt lượng chất xơ trong thời gian vài tháng đầu sau mổ ung thư trực tràng.
Theo dõi bệnh nhân chặt chẽ
Bệnh bị tái phát hay di căn sẽ khiến cho không ít người bệnh rất lo lắng, thậm chí còn hoang mang, tuyệt vọng. Rất nhiều người bệnh có chung câu hỏi như “Phát hiện sớm tái phát có cải thiện sống còn?”. Đây là câu hỏi rất quan trọng, khi cân nhắc tính hợp lý của việc theo dõi sẽ có cơ hội phát hiện sớm tái phát, cải thiện sống còn. Mục đích của việc theo dõi sau mổ là tìm ra những biểu hiện sớm của các triệu chứng tái phát nhằm tạo cơ hội điều trị khỏi cho bệnh nhân một lần nữa. Phát hiện tái phát càng sớm thì kết quả điều trị càng cao. Mổ lại được có thể xem là trị khỏi khi tái phát còn giới hạn tại chỗ. Phẫu thuật cũng có thể trị khỏi cho những vị trí di căn còn giới hạn, như di căn gan. Gần 40% bệnh nhân sống còn 5 năm sau khi được cắt một phần gan do di căn. Thời gian theo dõi được khuyến cáo là từ 3 – 6 tháng trong ba năm đầu, mỗi 6 tháng cho năm thứ tư và năm thứ năm, sau đó là mỗi năm nên tái khám một lần.
Sau mổ ung thư trực tràng là giai đoạn khó khăn nhất cho người bệnh, đây cũng là một trong những bước quan trọng, mang tính quyết định đến sự sống còn của bệnh nhân.
Nguồn: http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/tu-van/luu-y-sau-mo-ung-thu-truc-trang-3221353.html
Bài viết tương tự
Thuốc Tốt Từ Cây Rau Dừa Nước Bệnh viêm gan B có nguy hiểm không? Nấm hương tươi (Nấm đông cô) đóng gói 175gr BẠN NÊN BIẾT Bệnh ung thư phổi có hỗ trợ chữa trị được không sống được bao lâu? Ăn gì để giải độc gan Giá bán nấm lim xanh Tiên Phước chính hãng có cao không?Bài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Ung thư trực tràng với triệu chứng và chế độ ăn điều trị K trực tràng
Ung thư trực tràng và nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa. Điều trị K trực tràng giai đoạn III từ Đông y. Chế độ ăn cho người bị ung thư trực tràng. Bệnh K trực tràng nên ăn gì, kiêng gì? Chẩn đoán K trực tràng. Giai đoạn ung thư trực tràng. Ung thư…
- Dấu hiệu ung thư trực tràng bạn nên biết
- Ung thư trực tràng: Phát hiện sớm tỷ lệ điều trị thành công cao
- Nghiên cứu mới: Những người sinh năm 1990 nguy cơ mắc bệnh ung thư rất cao?
- Phẫu thuật nội soi qua lỗ tự nhiên – kỹ thuật mới điều trị ung thư đại trực tràng
- Khám sức khỏe định kỳ, bất ngờ với tình trạng bệnh ung thư đại trực tràng
- Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm