Bí quyết sống chung với tiểu đường

Bí quyết sống chung với tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh rất phổ biến trong xã hội ngày nay. Khi mắc bệnh tiểu đường, giải pháp tốt nhất là bạn nên sống chung với nó, thay vì muốn loại trừ căn bệnh này.

Tiểu đường, căn bệnh phổ biến trong xã hội

Thời gian gần đây, bệnh tiểu đường gia tăng một cách nhanh chóng, đặc biệt là tiểu đường týp II. Tỷ lệ này tăng dần theo lứa tuổi, nền kinh tế, và ý thức phòng chống bệnh của người dân. Ở Châu Âu có khoảng 30 triệu người mắc bệnh, Mỹ 12 triệu người, Pháp 12 triệu người.

sống chung với bệnh tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp bạn sống chung với tiểu đường

Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường chiếm khoảng 3% dân số. Chi phí y tế cho điều trị bệnh này chiếm khoảng 10% ngân sách y tế thế giới.

Bệnh tiểu đường có thể gây nhiều tai biến và để lại biến chứng nặng nề như hôn mê do nhiễm acide cetone, biến chứng về mạch máu từ đó dẫn tới tổn thương ở các cơ quan như mắt, não, thận, hoại tử chi, tổn thương thần kinh… Vì vậy, tiểu đường được coi như là đại dịch của toàn cầu.

Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể phòng và ngăn ngừa được căn bệnh ác tính này bằng lối sống lành mạnh, chế độ ăn hợp lý, và có thể sống chung với nó bằng một phương pháp điều trị đúng đắn.

Hiểu về bệnh

Các dấu hiệu đầu tiên để nhận biết một người mắc bệnh tiểu đường là:

– Ăn nhiều, uống nhiều, mệt, gầy, sút cân.

– Cơ thể dễ bị nhiễm trùng da, bộ phận sinh dục, nhiễm nấm.

– Xét nghiệm đường huyết lúc đói cho chỉ số > 1,4 g/l.

Một số người lại không có triệu chứng gì. Vì thế, khám sức khỏe định kỳ là rất cần thiết để phát hiện sớm bệnh tiểu đường.

Theo tổ chức y tế thế giới OMS, một người được xác định là bị bệnh tiểu đường khi:

– Chỉ số đường huyết xét nghiệm lúc đói là >1,4 g/l .

– Nghiệm pháp tăng đường huyết lúc đói > 2g/l liên tục 2 lần trong vòng 6 tháng.

Và sống chung với bệnh

Bệnh tiểu đường cũng như tăng huyết, là căn bệnh cần phải tuân thủ chế độ điều trị cũng như dự phòng suốt đời. Đặc biệt, người mắc bệnh tiểu đường cần phải có những hiểu biết chung nhất định về căn bệnh này để dự phòng các biến chứng và làm cho chất lương cuộc sống tốt hơn.

Dưới đây là một số biện pháp hữu hiệu để dự phòng bệnh tiểu đường:

– Giảm cân, chống béo phì. Đối với cả bệnh tiểu đường týp 2 chúng ta cũng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách giảm cân dư thừa của cơ thể. Đây là cách đơn giản nhất để đưa bạn ra khỏi vòng nguy hiểm của căn bệnh tiểu đường.

– Ăn uống điều độ, không cấm tuyệt đối các loại thức ăn mà chỉ hạn chế về số lượng, điều quan trọng là bạn kiểm soát được lượng calo đưa vào cơ thể.

– Ăn nhiều rau xanh thay cho những đồ ăn dầu mỡ như bánh mì pho mát bơ, khoai tây chiên. Đây cũng là biện pháp đơn giản hữu hiệu để giảm thiểu cân nặng và giữ lượng đường trong máu được ổn định.

– Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt cũng giúp ổn định và kiểm soát được lượng đường trong máu.

Theo một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thì bổ sung ngũ cốc nguyên hạt thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp II, giảm đột quỵ, giảm tăng huyết áp, thậm chí còn ngăn ngừa được cả bệnh ung thư vú.

– Tránh hút thuốc và uống quá nhiều bia rượu, nhưng có thể uống một ly cà phê buổi sáng. Một số nghiên cứu cho thấy, uống mỗi ngày một ly cà phê có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường một cách an toàn.

– Không nên ăn thức ăn nhanh. Thức ăn nhanh được coi là “cơn ác mộng” đối với bệnh tiểu đường.

Trước đây thức ăn nhanh chủ yếu được tiêu dùng ở các nước phương Tây, nhưng gần đây trong xu thế hòa nhập, thức ăn nhanh đã trở thành “mốt” ở các bạn trẻ và giới văn phòng. Nên hạn chế loại thức ăn này bất cứ lúc nào có thể.

– Điều trị triệt để và phòng tránh các bệnh nhiễm trùng.

Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, vừa sức; tận dụng mọi lúc mọi nơi để đi bộ, đạp xe đạp; tránh căng thẳng tâm lý, stress, lo âu, trầm cảm; vệ sinh răng miệng sạch sẽ; duy trì hoạt động sinh lí bình thường ở từng thời kỳ… là lối sống lành mạnh có tác dụng phòng tránh nhiều bệnh, trong đó có bệnh tiểu đường.

Như vậy bạn nên xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học nhằm giảm thiểu cân nặng và giữ lượng đường trong máu được ổn định, cũng như tăng cường tập luyện thể thao, có lối sống làn mạnh để có thể sống chung với bệnh tiểu đường.

Nguồn: http://www.doanhnhansaigon.vn/suc-khoe/song-chung-voi-tieu-duong/1062064/

Xem thêm:

4 cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá mơ lông hiệu quả bất ngờ Đông trùng hạ thảo kê tinh (10 lọ) Viêm Họng Mãn Tính Uống Thuốc Gì? Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Dùng Top 11 thuốc dạ dày của Nhật bán chạy ở thị trường Việt Nam Đông trùng hạ thảo cô tiên (dạng nước) Cách nấu nấm lim xanh Quảng Nam cách sử dụng nấm lim xanh rừng

5/5 - (61 bình chọn)
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

Bác sĩ Nguyễn Hà Giang

5/5 - (61 bình chọn)
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!