Nghi vấn Coca-Cola, Pepsi chứa chất gây ung thư?
- Cách phát hiện ung thư vú kịp thời
- "Chân ngắn" có tỷ lệ ung thư ít hơn "chân dài"
- “Chiều cao” và “ung thư” có liên quan với nhau?
Nước ngọt là một trong những sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất hiện nay nên vấn đề an toàn thực phẩm liên quan đến các loại nước giải khát hiện nay rất được quan tâm.
Điều tra về chất gây ung thư trong nước giải khát
Trong các đồ uống như Coca-Cola, Sprite, Dr Pepper, Pepsi One, Pepsi, Diet Pepsi, Diet Coke, Brisk Iced Tea… cơ quan FDA đã tiến hành điều tra về phẩm màu Caramel trong đó.
Phẩm màu Caramel chứa hai loại hóa chất là 2 – methylimidazol (2-MI) và 4- methylimidazol (4-MI). Các nhà khoa học Mỹ cho biết, các chất này có khả năng gây ung thư phổi, gan, tuyến giáp trên vật thí nghiệm sau khi đã tiến hành thí nghiệm trên chuột. Trước đây, FDA giám sát an toàn thực phẩm ở Anh và châu Âu cho rằng, phẩm màu Caramel không đe dọa sức khỏe của người tiêu dùng. Trong khi đó, cơ quan y tế ở California cho rằng, hóa chất này gây ra nhiều bệnh ung thư và yêu cầu các hãng đồ uống cần phải ghi cảnh báo ung thư trên các sản phẩm chứa 4-MI.
Hãng Coke, Pepsi, Coca – Cola đã cam kết sẽ giảm nồng độ 4-MI trong đồ uống khi FDA tiến hành kiểm tra về loại phẩm màu trên. Bên cạnh đó, PepsiCo Incc cũng cam kết sẽ giảm phẩm màu Caramel nhưng vẫn đảm bảo hương vị của Soda. Những thành phần trong sản phẩm của hãng sẽ được hoàn thiện trong tháng 2 tới.
Kết luận về chất gây ung thư trong nước giải khát
Giám đốc điều hành của Trung tâm An toàn thực phẩm và bền vững thuộc Consumer Reports, ông Urvashi Rangan nhấn mạnh: “Người dùng không có lý do gì để phải gánh chịu mối đe dọa đến sức khỏe của những sản phẩm độc hại trong khi có thể tránh được”. Để kiểm chứng về tác hại của phẩm màu Caramel đối với sức khỏe, trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9, tại California và New York, Consumer Reports đã tiến hành cuộc điều tra với 81 loại nước soda khác nhau. Kết quả cho thấy, một mẫu lấy từ Pepsi ở California sản xuất từ tháng 4-9 năm 2013 chứa 42,5 microgram 4-MI và 39,5 microgram 4-MI trong mẫu thử nghiệm tháng 12/2013. Trong khi đó, Coke, Coke Zero và Diet Coke chỉ chứa hơn 5 microgram 4-MI.
Theo FDA, với hàm lượng khoảng 4 microgram 4-MI các nhà sản xuất cho vào sản phẩm thì một người dùng phải tiêu thụ hơn 1.000 lon sản phẩm nước ngọt mỗi ngày mới bị ung thư. Tuy nhiên, các nhà sản xuất có thực hiện theo như đã cam kết hay không thì không ai dám chắc. Bởi như đã thành thông lệ, mỗi khi các cơ quan thực phẩm điều tra là các hãng sản xuất lại hứa hẹn giảm thành phần bị nghi ngờ có hại cho sức khỏe để “lấy lòng” người tiêu dùng, nhưng thực chất, họ có làm thế không, hay chỉ tìm cách “qua mặt” các đợt kiểm nghiệm, điều tra, thì có “trời mới biết” được.
Để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân tốt nhất người tiêu dùng nên hạn chế sử dụng các loại nước ngọt vì ngoài việc chứa chất gây ung thư các loại nước ngọt còn chứa nhiều chất độc hại cho cơ thể.
Trích nguồn: vietnamnet
Bài viết tương tự
Những sai lầm của cha mẹ khiến trẻ bị táo bón Cách tăng chiều cao ở tuổi 18: Bí quyết cho bạn Cho trẻ uống trà thủy sâm: Nên hay không? Có kinh khi mang thai: Lý giải chính xác cho hiện tượng này là gì? Bật mí cách sử dụng thuốc giảm đau an toàn cho người có vấn đề về huyết áp Phân biệt nấm lim xanh giả. Địa chỉ bán nấm lim xanh tại Hà NộiBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Hiểm họa sữa gây ung thư từ Trung Quốc
Trung Quốc là một thị trường tiêu thụ sữa lớn trên toàn thế giới bởi sự vượt trội về dân số của quốc gia này. Tuy nhiên mới đây, nhiều người tiêu dùng sữa bột hoang mang, lo sợ vì nguy cơ mắc bệnh ung thư như ung thư thận,…xảy ra với con em mình.…
- Cảnh báo chất gây ung thư có trong bia giả Trung Quốc
- Việt Nam: Chất gây ung thư trong các đồ uống
- Thuốc xịt muỗi ẩn chứa nguy cơ gây ung thư
- Chất gây ung thư được tìm thấy trong xe đẩy em bé
- “Rùng mình” 400 loại thuốc, mỹ phẩm chứa chất gây ung thư
- Hiểm hoạ từ hoá chất gây ung thư trong thực phẩm